Blog chia sẻ cho bạn các cách đơn giản để giữ cho bản thân luôn có năng lượng tích cực khi làm việc. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng thay đổi tư duy, mở mang kiến thức, đón nhận các cơ hội tuyệt vời và khám phá năng lực tiềm ẩn của bản thân để nâng cấp cuộc sống của mình.
Nhiều người mặc định rằng thái độ tích cực chính là kéo khuôn miệng lên, nặn ra một nụ cười trên khuôn mặt của mình và cố gắng suy nghĩ về những điều vui vẻ.
Nhưng điều đó chưa phải là tất cả.
Thái độ tích cực được định nghĩa sâu sắc hơn và không chỉ thể hiện qua biểu cảm trên khuôn mặt. Suy nghĩ bi quan thúc đẩy nỗi sợ hãi và sự nhận thức hạn hẹp, chúng sẽ thống trị toàn bộ tâm trí bạn; trong khi đó, thái độ tích cực làm điều ngược lại.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng lối sống thực sự tích cực giúp chúng ta luôn cảm thấy thế giới bên ngoài thật rộng lớn, một thế giới tràn đầy niềm tin và hi vọng. Tâm thế này là sức mạnh to lớn giúp bạn tự tạo ra cuộc sống theo ý mình và sẵn sàng tiếp thu, học hỏi thêm nhiều kỹ năng mới.
Nếu cái gọi là thái độ tích cực không tự nhiên xuất hiện thì sau đây blog gợi ý một số cách để giúp bạn duy trì nguồn năng lượng dồi dào nơi làm việc:
Contents
- 1 1. Làm bạn với những người suy nghĩ tích cực
- 2 2. Lấp đầy tâm trí với nhiều sự tích cực
- 3 3. Kiểm soát ngôn ngữ của bản thân
- 4 4. Hình thành thói quen cho mỗi ngày
- 5 5. Đối xử tốt với người khác
- 6 6. Đừng dựa vào nguồn năng lực tích cực từ bên ngoài
- 7 7. Hãy tạo ra những “thời gian hữu ích”
- 8 8. Chịu trách nhiệm và lựa chọn cách phản ứng trước mọi việc
- 9 9. Xác định phản ứng với các sự việc đã biết trước
- 10 10. Hít thở sâu
- 11 11. Tạo tuyên ngôn sứ mệnh cho bản thân
- 12 12. Có mục tiêu cá nhân
- 13 13. Ghi nhớ rằng không ai nợ bạn
- 14 14. Đừng than phiền nữa
- 15 15. Luôn mỉm cười
- 16 16. Luôn tò mò và không ngừng học hỏi
- 17 17. Tầm nhìn dài hạn thay vì ngắn hạn
- 18 18. Giả vờ có cảm xúc tích cực cho đến khi bạn cảm nhận được sự lạc quan thật sự
1. Làm bạn với những người suy nghĩ tích cực
Người ta thường hay nói “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”, câu nói này có thể được hiểu theo hai cách: một là, những người có cùng tính cách thì thường chơi cùng nhau; hai là, khi thường xuyên tiếp xúc với một nhóm người nào đó, bạn sẽ dần giống họ.
Vậy thì, hãy tìm đến thế giới của những người có suy nghĩ tích cực nào.
Việc bạn chơi cùng ai sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn đến sự hình thành lối suy nghĩ của bạn. Nếu bạn luôn bên cạnh những người tiêu cực phàn nàn về mọi thứ, bạn có thể dần giống họ và nhìn thế giới với góc nhìn bi quan như họ vậy. Bạn nghĩ mình vẫn giữ được thái độ tích cực và có khả năng thay đổi con người họ nữa ư? Điều đó sẽ không xảy ra đâu. Hãy cố gắng kết nối với những ai có lòng yêu thích công việc, luôn có những ý tưởng, quan điểm mới mẻ và bên cạnh đó họ có niềm đam mê với nhiều thứ khác ngoài công việc. Như thế, họ sẽ giúp bạn mở mang thêm kiến thức, hoàn thiện cách suy nghĩ của mình.
Bạn biết đấy, bạn không có khả năng tự chọn lựa đồng nghiệp, nhưng bạn có thể quyết định dành ra bao nhiêu thời gian, trong hoàn cảnh nào để bên cạnh họ. Nếu bạn gặp phải nhóm người có suy nghĩ bi quan, bạn cân nhắc tránh xa những tiêu cực. Hãy thư giãn đầu óc hay đi đâu đó dạo chơi thay vì đắm mình vào những câu chuyện phiếm trong phòng nghỉ ngơi sau giờ làm việc.
2. Lấp đầy tâm trí với nhiều sự tích cực
Cách bạn nuôi dưỡng tâm trí tích cực giống như cách mọi người xung quanh thay đổi bạn vậy.
Hãy nghe những bản nhạc truyền năng lượng mới mẻ ,nghe sách nói giúp nâng cao tinh thần khi làm việc hay thường xuyên đọc những cuốn sách dồi dào cảm hứng. Bạn cũng có thể xem những video, nghe podcast về những chủ đề hướng đến sự lạc quan trong cuộc sống hoặc về các kỹ năng mà bạn cần để hoàn thiện bản thân mình.
Thức ăn nuôi dưỡng cơ thể cũng như việc tích cực sẽ nuôi dưỡng tâm hồn bạn.
3. Kiểm soát ngôn ngữ của bản thân
“Kiểm soát” ở đây không phải là cảnh sát ngôn ngữ, hay phải cố gắng ít chửi thề (nhân tiện thì, điều này nghe có vẻ tốt cho bạn đấy). Ý tôi là bạn phải ý thức được lời ăn tiếng nói của mình trong giao tiếp và ngay cả trong suy nghĩ.
Giả thuyết Sapir-Whorf (là nguồn cảm hứng rất lớn của nội dung của bộ phim “Arrival”) cho thấy cấu trúc ngôn ngữ có thể ảnh hưởng đến quan điểm của một người về thế giới và cách họ nghĩ. Ngôn ngữ của chúng ta thực sự hình thành nên cách ta nhận thức thế giới.
Đây là một giả thuyết và nó đã được thừa nhận.
Nhưng ở mức độ nhỏ hơn, ngôn ngữ bạn sử dụng hàng ngày, cả trong suy nghĩ và lời nói, có ảnh hưởng tích lũy đến cách bạn nghĩ về bản thân, công việc và những người xung quanh.
Một ví dụ sau đây có vẻ ngớ ngẩn, nhưng nó thể hiện sự khác biệt giữa việc nhìn nhận một ngày với suy nghĩ “Oh, hôm nay công việc chất đống luôn rồi ư” và “Ôi, hôm nay mình có biết bao nhiêu là cơ hội để nắm bắt đấy”. Suy nghĩ đầu tiên có vẻ mệt mỏi, sẽ khiến bạn cảm thấy bị mắc kẹt trong chính công việc hàng ngày của mình. Suy nghĩ thứ hai lại mang sắc thái hào hứng và tràn đầy tiềm năng hơn.
Vì thế, bạn nên nhận thức được lối suy nghĩ và lời nói thốt ra. Hãy nhìn nhận mọi việc theo hướng tích cực và đối xử tốt với mọi người nhé!
4. Hình thành thói quen cho mỗi ngày
Thói quen là một thứ gì đó rất đáng sợ.
Bởi vì nói một cách dễ hiểu, khi bạn hình thành thói quen lúc làm việc, bạn dễ bị mắc kẹt trong guồng quay hoặc bạn không “linh hoạt”. Tuy nhiên, sự thật là những thói quen cũng cho chúng ta một cơ chế tiến-lùi rất tốt. Có thói quen vào buổi sáng lại càng đặc biệt tốt, vì đối với nhiều người, buổi sáng chính là lúc chúng ta tỉnh táo và tập trung nhất, nhưng đôi khi chưa phải là lúc để bắt đầu làm việc nghiêm túc được.
Bạn nên hình thành một thói quen làm việc tại công sở như: hoàn thành phần công việc quan trọng nhất, sau đó nghỉ giải lao, và đúng giờ thì tan ca hoặc ở lại một chút nữa để chuẩn bị lịch trình cho ngày tiếp theo nhằm giảm bớt gánh nặng cho hôm sau. Hầu hết chúng ta đều cảm thấy mệt mỏi vào cuối ngày, vì vậy đừng để dành những công việc khó khăn vào khoảng thời gian đó. Điều quan trọng là kết thúc mỗi ngày bằng cách chuẩn bị cho ngày tiếp theo.
5. Đối xử tốt với người khác
Khi tử tế với người khác, bạn cũng sẽ hạnh phúc.
Một nghiên cứu trên Tạp chí Tâm lý học – Xã hội cho thấy quan tâm và đối xử tử tế với người khác khiến ta hạnh phúc tương tự như thử những điều mới mẻ và thú vị, thậm chí còn hạnh phúc hơn thế?
Một nghiên cứu khác được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu về Hạnh phúc cho biết những ký ức về việc làm tốt sẽ khiến chúng ta muốn làm điều đó thêm nhiều lần nữa.
Nếu bạn thường xuyên đối tốt với người khác, nó sẽ trở thành một vòng tuần hoàn: bao dung – làm việc tốt – hạnh phúc – bao dung – làm việc tốt… khiến cho bạn cảm thấy yêu đời và làm cho những người xung quanh cũng cảm nhận sự hạnh phúc.
Nếu bạn cảm thấy công việc thật khó khăn, bạn không thể giải quyết, và tìm kiếm một thái độ tích cực khi làm việc là thách thức, vậy thì hãy tử tế với những người xung quanh – đó là sự thay thế hiệu quả.
Tôn trọng và công nhận đồng nghiệp có thể giúp một ngày của bạn trở nên tốt đẹp.
6. Đừng dựa vào nguồn năng lực tích cực từ bên ngoài
Luôn mang trong mình một thái độ tích cực, đó là phương châm bạn nên dùng.
Hãy xem thái độ tích cực như một công cụ giúp bạn sinh tồn: luôn mang theo bên mình mọi lúc, mọi nơi và dùng cho những trường hợp khẩn cấp.
Dù bạn hay nhẩm đi nhẩm lại một cụm từ nào đó khi căng thẳng hoặc dùng mẹo vặt khác để vực dậy năng lượng của mình, thì hãy đảm bảo rằng bản thân bạn tự phục hồi và giữ thái độ tích cực mà không dựa dẫm vào ai hay tình huống khách quan nào.
7. Hãy tạo ra những “thời gian hữu ích”
Bạn có thể tạo ra các “thời gian hữu ích” nho nhỏ cho mỗi ngày để giúp bạn vượt qua các dự án hoặc những ngày có vẻ sẽ rút cạn năng lượng của bạn. Đây là lý do tại sao dành thời gian giải lao rất quan trọng, nhưng không phải mọi giờ nghỉ xả hơi đều có giá trị như mong đợi.
Sau đây là một vài gợi ý để khiến giờ nghỉ ngơi của bạn hữu ích hơn:
- Đừng tự thưởng cho mình những thực phẩm không lành mạnh. Cái kết bạn nhận được sẽ là những ảnh hưởng tiêu cực và thói quen xấu, như thói quen nghiện đồ ăn vặt hoặc uống cà phê quá mức.
- Nghỉ xả hơi ở bên ngoài công ty hoặc xa nơi làm việc khi có thể.
- Đi dạo đâu đó, một nơi thật yên tĩnh, chỉ một mình bạn thôi, tại nơi làm việc.
- Tìm nơi để đọc một cuốn sách không liên quan đến công việc.
Các “ thời gian hữu ích” nên đơn giản, không cần phải tiêu tốn tiền bạc hoặc gây ra những thói quen ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hoặc túi tiền khi bạn thực hiện chúng mỗi ngày (ví dụ như đi bộ đến tiệm bánh để mua bánh rán và cà phê hàng ngày chẳng hạn). “Thời gian hữu ích” dành cho mỗi tuần hoặc mỗi tháng có thể lớn hơn một chút. Chẳng hạn ăn trưa tại một nhà hàng gần công ty thay vì tự mang theo bữa trưa của mình vào mỗi thứ năm.
8. Chịu trách nhiệm và lựa chọn cách phản ứng trước mọi việc
Chối bỏ trách nhiệm về hành động và các kết quả bạn tạo ra, hoặc không kiểm soát được phản ứng của bản thân trước các tình huống sẽ dễ dàng giết chết thái độ tích cực ngay tức khắc.
Sau các việc xảy ra không theo ý muốn, bạn mắc lỗi và đáng nhẽ phải chịu trách nhiệm, nhưng bạn chọn cách chối bỏ lỗi sai thuộc về mình, điều đấy có nghĩa là hành vi đó không được sửa chữa và nó sẽ tiếp tục xảy ra một lần nữa, vô tình bạn lại có suy nghĩ của nạn nhân – điều này không tốt cho bạn.
Bạn sẽ tìm thấy tích cực trong cuộc sống nếu như bạn có thể kiểm soát mọi việc hơn là phó mặc cho số phận. Hãy suy nghĩ về một phương trình: E + R = O (sự việc + phản ứng = kết quả). Cách bạn phản ứng đều ảnh hưởng đến kết quả. Ngay cả khi sự việc nằm ngoài tầm kiểm soát, thay vì than vãn và nhìn nhận vấn đề tiêu cực, bạn nên để bản thân luôn trong tâm thế chủ động đón nhận chúng thì mọi thứ đều được giải quyết ổn thỏa và cho kết quả tốt thôi.
9. Xác định phản ứng với các sự việc đã biết trước
Khi bạn làm việc với khách hàng, với đồng nghiệp hay thực hiện các dự án thông thường, luôn có một số điều xảy ra trong quá trình làm việc mà bạn lo lắng khi giải quyết.
Bạn biết họ làm bạn khó chịu, hãy nghĩ rằng họ không thực sự làm mình khó chịu đến thế.
Bạn thừa biết khách hàng luôn thay đổi yêu cầu, bạn nên làm quen với các tình huống như vậy và nghĩ rằng điều đó là không thể nào tránh khỏi khi làm việc. Hãy chọn cách bình tĩnh để giải quyết sự việc, đừng để nó khiến bạn cảm thấy phiền toái. Cố gắng nhận định khách hàng hoặc đồng nghiệp theo hướng tích cực nhất có thể, mặc dù họ khiến bạn phát điên, hãy nghĩ rằng họ có thể đã gặp phải chuyện tồi tệ khi ở nhà, hoặc bản thân họ đang bị căng thẳng.
10. Hít thở sâu
Hít thở sâu giúp cơ thể bình tĩnh lại. Những người bình tĩnh có thái độ tốt hơn.
Nếu bạn thấy mình có thái độ không tốt về điều gì, hãy tìm một nơi thoải để bạn có thể ở một mình và thử thực hiện một số bài tập hít vào thở ra thật sâu. Nó không chỉ làm giảm căng thẳng mà còn giúp bạn giải tỏa đầu óc và thay đổi cách nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng tốt hơn.
11. Tạo tuyên ngôn sứ mệnh cho bản thân
Bạn có một tuyên ngôn sứ mệnh chứ?
Tại các công ty, các nhà lãnh đạo phải xác định mục tiêu và điều họ khát khao vươn đến nhất, họ truyền tải thông tin này trong các bản tuyên ngôn sứ mệnh để nhân viên biết hướng tập trung, nỗ lực và ngăn chặn mọi người đi chệch mục tiêu. Còn riêng bạn vẫn nên có cho mình một tuyên ngôn nhé.
Tuyên ngôn sứ mệnh cá nhân sẽ giúp bạn xác định mục đích của mình, cuộc sống của bạn là gì và động cơ thúc đẩy bạn làm việc. Đó là một điều tốt để bạn tiếp tục làm khi guồng quay công việc trở nên áp lực và bạn bối rối không biết mình đang làm gì.
Khi bạn cảm thấy mình có động lực, có lí do để tiếp tục, bạn trở nên tích cực. Khi bạn cảm thấy mình không có động lực hoặc không biết mình đang làm gì tại nơi làm việc… thì bạn trở nên mông lung và tiêu cực.
12. Có mục tiêu cá nhân
Mục tiêu hơi khác với tuyên ngôn sứ mệnh cá nhân ở chỗ chúng là những thứ cụ thể mà bạn muốn đạt được. Chúng giống như những phần thưởng mà tôi đã nói trước đó, chúng mang đến thứ mà bạn mong đợi.
Tuy nhiên, mục tiêu không chỉ là “niềm vui trong tương lai” mà còn là những chỉ dẫn thực tế mà bạn sử dụng để đạt được.
Thật khó để trở nên tích cực nếu bạn không có phương hướng. Mục tiêu là bằng chứng cho thấy bạn có kế hoạch và bạn đang hướng tới điều gì đó. Xác định rõ mục tiêu là dấu hiệu của sự tích cực trong công việc.
13. Ghi nhớ rằng không ai nợ bạn
Một trong những cách giết đi thái độ tích cực chính là luôn có suy nghĩ rằng mọi người nợ bạn.
Không ai nợ bạn bất cứ điều gì. Cuộc sống vốn dĩ không công bằng. Nếu bạn cứ mãi tin ai đó đang nợ bạn thì bản thân dễ rơi vào trạng thái đổ lỗi, nạn nhân, tức giận, hung hăng, và không hạnh phúc. Suy nghĩ đấy chính là sự tiêu cực
Làm thế nào để bạn thoát khỏi thái độ hưởng quyền?
- Điều tôi muốn làm là do tôi quyết định, không ai bắt ép.
- Công việc khó khăn sẽ mang lại những điều tốt đẹp.
- Tôi phải sẵn sàng chấp nhận thay đổi một cách nhanh chóng.
- Khi mọi thứ khó khăn, tôi vẫn tiếp tục.
Nếu bốn khái niệm đó nằm trong đầu bạn, bạn sẽ không bị bao phủ trong tiêu cực và không chờ đợi thế giới làm điều gì đó cho bạn.
14. Đừng than phiền nữa
Blog đã đề cập đến cách bạn cần kiểm soát ngôn ngữ của mình. Điều đó rõ ràng bao gồm việc phàn nàn, nó thực sự là vấn đề cần phải tránh.
Hãy dừng phàn nàn!
Phàn nàn không giải quyết được vấn đề gì cả. Nếu bạn ở xung quanh những người luôn miệng than phiền, hãy tránh xa họ. Hãy cố gắng nhìn nhận tình hình theo góc độ tích cực.
Than phiền là một cách nhìn tất cả mọi việc theo hướng tiêu cực mà không xem xét bất kỳ lời giải thích khác. Đó là con đường một chiều dẫn đến sự không hài lòng, sự không thoải mái.
15. Luôn mỉm cười
Nụ cười có rất nhiều lợi ích và dĩ nhiên nó giúp bạn cảm thấy tốt hơn rất nhiều. Trận cười sảng khoái, ai cũng thích phải không nào?
Hài hước thật sự cần thiết trong bầu không khí căng thẳng nơi làm việc. Ai mà lại không yêu anh chàng đang thực hiện một công việc khó nhằn và đột nhiên đưa ra một câu đố vui khiến mớ hỗn độn trở nên hề hước? Bạn hãy là chàng trai đó. Cố gắng tìm kiếm sự hài hước ở bất cứ đâu bạn có thể.
Vui vười cùng mọi người không giống với việc cười cợt vào người khác. Đừng bao giờ lấy người khác ra đùa giỡn để họ được cười, sai lầm đấy nhé!
16. Luôn tò mò và không ngừng học hỏi
Tâm trí đóng cửa mà không học những điều mới mẻ sẽ trở nên trì trệ và tiêu cực. Những thay đổi, ý tưởng mới hoặc bất kỳ nhiệm vụ bổ sung nào đều trở nên khó khăn với một người như vậy.
Hãy là một người chịu học hỏi và tò mò về nhiều thứ. Bạn luôn hướng về phía trước và muốn hiểu biết nhiều hơn thay vì khép kín, đấy chính là thái độ tích cực. Tò mò về một tình huống mới hoặc những gì đang diễn ra có xu hướng khiến bạn lưu tâm và nhận thức được thời điểm hiện tại, xu hướng đó tạo ra thái độ tích cực.
17. Tầm nhìn dài hạn thay vì ngắn hạn
Với tình hình khó khăn trước mắt, hãy điều chỉnh nhận thức của bạn với tầm nhìn dài hạn.
Các tầm nhìn ngắn hạn thường có xu hướng nặng nề với cảm xúc, đưa ra quyết định hoặc hành động dựa trên đó không chỉ là một ý kiến tồi tệ, mà còn có xu hướng mang theo những thái độ tiêu cực. Mặt khác, khi bạn nhìn vấn đề theo xu hướng dài hạn bạn sẽ thấy rằng những thách thức của bây giờ dường như ít khủng khiếp hơn và sẽ có một kết quả thú vị.
Thay vì đưa ra một cái nhìn, một mục tiêu, nhiệm vụ đều mang tính ngắn hạn, bạn hãy nhìn nhận sự việc, đưa ra các mục tiêu nhiệm vụ dài hạn hơn, có tính chiến lược hơn. Nó sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát và tầm nhìn xa hơn, đồng thời mang lại tích cực cho ngày của bạn.
18. Giả vờ có cảm xúc tích cực cho đến khi bạn cảm nhận được sự lạc quan thật sự
Xem nào, đây không phải khuyến khích bạn trở thành một kẻ đạo đức giả.
Tuy nhiên, thực tế là đôi khi chúng ta không phải lúc nào cũng “cảm nhận” được cảm xúc mà chúng ta mong muốn. Ngồi chờ điều tích cực đến với bạn là điều không thể xảy ra. Bạn thường phải vờ như mình đang trong trạng thái rất ổn cho đến khi cảm xúc tốt thật sự tìm đến bạn.
Bạn không cảm thấy hạnh phúc ư? Bạn không cảm thấy hào hứng với một bài thuyết trình? Hãy giả vờ như rất thích thú với chúng nhé. Thà có còn hơn không có xúc cảm nào. Bạn sẽ không cảm thấy cực kỳ phấn khích và tích cực mỗi ngày, nhưng đừng để tiêu cực ghé thăm bạn.
Hãy thúc đẩy cảm xúc của bạn, đừng để cảm xúc chi phối bạn.
—
Ở tuổi 76, Tướng MacArthur có nói: “Bạn trẻ như đức tin của bạn, già như sự nghi ngờ của bạn; trẻ như sự tự tin của bạn, già như sự sợ hãi của bạn; trẻ như hy vọng của bạn, già như tuyệt vọng của bạn. Ở vị trí trung tâm của mỗi trái tim,có tồn tại một buồng ghi âm, miễn là nó nhận được thông điệp về vẻ đẹp, hy vọng, cổ vũ và lòng dũng cảm, thì là bạn còn trẻ. Khi tất cả các sợi dây đều bị đứt và trái tim bạn phủ đầy tuyết của sự bi quan và băng của sự hoài nghi, chỉ khi đó bạn mới già đi. “
Bạn tham khảo các phương cách được liệt kê trên cùng với những bí quyết mà bạn đã tự mình tìm ra để giữ một thái độ tích cực nhé. Hãy làm điều này không ngừng nghỉ – đó là, giữ một thái độ sống tích cực tại nơi làm việc. Nó sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của bạn và cuộc sống xung quanh bạn.