Đăng kí thành công!!

37 Ý tưởng cảm kích mà nhân viên của bạn sẽ thích

Thuộc chuyên mục:

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng tôi nói với bạn rằng chúng tôi biết một vũ khí bí mật để giảm tình trạng thay đổi nhân sự?

Một nghiên cứu bởi CareerBuilder cho thấy 50% nhân viên sẽ tiếp tục ở lại làm việc nếu như họ được công nhận một cách chính đáng. Nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng 40% nhân viên “không cảm thấy được công nhận” sẽ chỉ làm đúng trách nhiệm được giao mà không nhiệt tình hoàn thành công việc”.

Vậy bạn làm thế nào để cảm kích nhân viên ? Chúng tôi có 37 ý tưởng để bạn lựa chọn.

Contents

1. Lên kế hoạch để công nhận nhân viên của bạn

Blog này sẽ cho bạn những ý tưởng, bạn nên lập ra kế hoạch và tìm cách thực hiện chúng. Vậy, trước tiên bạn tạo ra một kế hoạch khả thi gồm những gì bạn sẽ làm để quan tâm, đánh giá nhân viên và thời điểm bạn sẽ thực hiện nó.

Đọc qua các ý tưởng được liệt kê. Bạn không nhất thiết phải thực hiện tất cả các đề xuất, nhưng hãy chọn một số ít mà bạn có thể làm tốt và cho nhân viên của bạn thấy sự chân thành. Một số ý tưởng dễ thực hiện hơn những ý tưởng còn lại, nhưng chúng đều mang lại kết quả riêng.

2.Tổ chức sinh nhật cho nhân viên

Hãy tổ chức sinh nhật cho nhân viên của bạn nếu họ không phiền (một số người muốn tận hưởng sinh nhật một mình).

Chuẩn bị một bữa ăn hoặc một chiếc bánh và mọi người trong văn phòng cùng chung vui. Cho nhân viên một ngày nghỉ và họ có thể sử dụng ưu tiên đó bất cứ khi nào họ muốn. Sinh nhật là để tặng quà, nhân viên của bạn sẽ đánh giá cao điều đó phải không ?

3. Khuyến khích cổ vũ lẫn nhau

Nhân viên hiểu nhau nhiều hơn thông qua các hoạt động hàng ngày. Hãy để nhân viên nhận xét lẫn nhau và tạo cơ hội cho họ nói ra những điều tích cực trong công việc mà mọi người đang làm tại công ty.

4. Khảo sát nhân viên về những gì họ muốn

Thực hiện khảo sát nhân viên, thử hỏi họ thích điều gì ở bạn và họ có hài lòng về đánh giá của bạn dành cho nhân viên hay không.  Bạn có thể ngạc nhiên khi nghe họ trả lời đấy, và khi đó hãy thưởng cho mọi người vài phần quà chẳng hạn, điều đó sẽ khiến họ quý mến bạn hơn.

5. Chiếc cúp vinh danh

Trong thể thao chuyên nghiệp, các chiếc cúp vô địch hoành tráng luôn dành cho người chiến thắng hằng năm. Vậy hãy tạo ra một chiếc cúp với hình dáng thường thấy hoặc là hình dáng hài hước hơn, nó là biểu tượng cho sự vinh danh, sự đánh giá cao của sếp dành cho nhân viên. Bạn hãy trao cúp cho những cá nhân hoàn thành tốt công việc.

6. Đánh giá nhân viên một cách công khai

Bạn thường đánh giá cao nhân viên của mình trong nội bộ công ty, hãy để sự đánh giá đó được công khai ra bên ngoài. Cho khách hàng biết năng lực của nhân viên thông qua giấy giới thiệu hoặc phương tiện truyền thông. Đăng tải hình ảnh cho thấy bạn ghi nhận năng lực nhân viên như thế nào và họ đã làm gì để đạt thành tựu trong công việc.

7. Dõi theo đội nhóm đạt thành tích cao

Hãy nghĩ đến cách các tổ chức phi lợi nhuận sử dụng bảng biểu điện tử hay một số thiết bị trực quan khác để thể hiện sự tăng dần số tiền quyên góp khi họ tiến gần hơn đến mục tiêu.

Tương tự, bạn tiếp cận thực tế hay thông qua các cuộc họp thường xuyên để có thể cập nhật được tiến độ làm việc.

Bạn nên biết các đội nhóm có mục tiêu gì? Một chút cạnh tranh thân thiện là rất tốt và khi các nhân viên của bạn tiếp tục hướng tới một mục tiêu cụ thể, bạn không những chúc mừng sự nỗ lực của họ mà dành phần thưởng cho đội nào đạt thành tích đầu tiên.

8. Khen thưởng dựa trên sở thích của nhân viên

Bạn có biết câu nói “Tôi đánh giá cao bạn” thực sự tốt không? Hãy đánh giá nhân viên theo các cách riêng. Nếu bạn quan tâm và công nhận một cá nhân nào đó thì nên tìm hiểu sở thích của họ, những điều họ thực sự quan tâm và muốn có nhất. Dựa vào đó, bạn dễ dàng khen thưởng phù hợp với mỗi cá nhân.

9. Cảm kích nhân viên bằng mẫu giấy cảm ơn

Một mẫu giấy được ghi những lời cảm ơn, những lời ghi nhận công sức của nhân viên sẽ không lỗi thời trong thế giới công nghệ số ngày nay. Dù chỉ là những mẫu giấy nhớ đơn giản, một tấm thiệp hoặc tấm giấy chứng nhận từ bạn được dán trên cửa tủ ngay bàn làm việc của nhân viên, hãy cố gắng duy trì thói quen đấy.

10. Cho nhân viên quyền lựa chọn và phát biểu ý kiến

Đánh giá không chỉ là một trò chơi hay hệ thống khen thưởng. Nó nên được xây dựng vào văn hóa làm việc của bạn. Một cách để làm điều đó là cho nhân viên quyền lựa chọn công việc và bày tỏ suy nghĩ bản thân.

Nhân viên của bạn có được chọn các dự án mà họ đã từng làm hay họ luôn phải làm theo các nhiệm vụ được giao? Bạn có lắng nghe những ý tưởng hoặc mối quan tâm của họ và thực sự quan tâm đến chúng, hay bạn lắng nghe nhưng quên hoặc loại bỏ những gì bạn đã nghe và tiếp tục công việc kinh doanh như bình thường?

Hãy để mọi người thấy rằng mỗi vị trí công việc của nhân viên đều đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển công ty, vì vậy bạn nên khuyến khích họ đóng góp ý kiến và cho nhân viên quyền lựa chọn  trong một số tình huống.

11. Dựng “bức tường danh vọng”

Một tấm bảng với đầy hình ảnh của nhân viên có thể nhìn trong ngôi trường cũ nào đó. Nhưng này! Nó phổ biến là có lí do cả đấy! Mặc dù tấm bảng chỉ có nhân viên của bạn trông thấy (như trong phòng nghỉ chẳng hạn), nó vẫn là một cách tuyệt vời để các mọi người nhận mặt và nhớ tên lẫn nhau.

12. Đối xử tốt, chỉ vì…

Ai lại không thích bất ngờ từ người khác dành cho mình? Một bữa trưa pizza chẳng hạn. Những cuộn bánh mì tròn hoặc bánh xốp nướng nên để trong khu giải lao. Hãy đối xử tốt với nhân viên của bạn, đơn giản chỉ vì bạn đánh giá cao và quan tâm họ.

13. Tên nhân viên xuất hiện trên trang web của bạn.

Hãy xem thử trang web của bạn. Có phải chỉ nổi bật các nhân viên cấp cao không? Hay có nhân viên nào trên đó không? Và có cơ hội nào để khách hàng biết đến nhân viên của bạn trước khi họ tới công ty không?

Mặc dù có thể không khả thi khi đưa mọi người vào trang web của bạn (đặc biệt nếu bạn có một công việc kinh doanh lớn hoặc vì lý do riêng tư), hãy cân nhắc đưa một số lượng hợp lý nhân viên vào trang web của bạn và để họ viết thông tin về bản thân.

14. Tiệc tùng

Chúng ta đã đề cập đến tiệc sinh nhật như một cách để thể hiện sự quan tâm đối với nhân viên, còn những bữa tiệc nào khác không, bạn là sếp nhưng với tư cách là một nhân viên, vào những dịp đặc biệt khác? Các ngày lễ, họp dự án hoặc mục tiêu bán hàng, thứ Tư, cũng có thể là năm giờ chiều tan ca – đôi khi buổi tiệc không vì lí do đặc biệt nào cả mà chỉ là niềm vui. Và nên tổ chức tiệc vào thời điểm mà nhân viên thiếu năng lượng với khối lượng công việc trong tuần hoặc trong ngày.

15. Phần thưởng sáng tạo

Bữa ăn, thời gian nghỉ phép, tiền thưởng, thăng chức – đây đều là những phần thưởng người ta hay nghĩ đến. Hãy suy nghĩ và sáng tạo cách bạn tạo ra các phần thưởng, nó phải đủ khác biệt để thực sự nổi bật như một phong cách làm việc của bạn.

Một số công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp vẽ chân dung của các nhân viên đã gắn bó với công ty trong một thời gian nhất định, để nhân viên cảm thấy vui vẻ với cách họ được miêu tả trong tranh. Bạn cũng có thể cho nhân viên quay về trường cũ của họ, sau đó vinh danh, ghi nhận những cống hiến trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp, như những gì các CEO lớn vẫn hay làm, có lẽ sẽ mang lại cho cấp dưới của bạn những trải nghiệm và xúc cảm họ chưa bao giờ được kinh qua đấy.

16. Các phần thưởng hướng nghiệp

Phần thưởng dựa theo chuyên môn nghề nghiệp của nhân viên không những là một món quà rất tuyệt vời đối với họ mà còn mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp của bạn nữa. Bạn có thể cho nhân viên học một khóa đào tạo kỹ năng lãnh đạo hoặc để họ chọn một lớp học trực tuyến bổ ích. Ngay cả khi các khóa đào tạo không liên quan trực tiếp đến công việc hiện tại của họ, nhưng bạn cho nhân viên thấy rằng bạn đang đầu tư phát triển cá nhân và sự nghiệp của họ như thế nào.

17. Đừng bỏ lỡ những ngày kỷ niệm

Một nghiên cứu quy mô lớn cho thấy rằng nhân viên có khả năng sẽ rời đi sau một năm làm việc. Lớp thế hệ trẻ sau này thường có xu hướng nhảy việc. Chính vì điều này, đừng để ngày kỷ niệm nhân viên gia nhập công ty bị xem nhẹ. Hãy thưởng cho các nhân viên ở lại gắn bó công ty một buổi tiệc với lí do kỷ niệm ngày bắt đầu làm việc. Bạn nên ủng hộ việc tổ chức kỉ niệm 1 năm, 2 năm… ngày gia nhập công ty để thu hút sự chú ý của mọi người, họ sẽ thấy sự quan tâm của bạn dành cho họ.

18. Ra ngoài ăn trưa với nhân viên

Để nhân viên tạm rời bàn làm việc, hãy đưa họ ra ngoài ăn trưa. Đôi khi, khi đang dùng bữa trưa với một chiếc bánh mì kẹp thịt và khoai tây chiên, bạn và nhân viên bàn về ý tưởng cho công việc có thể dễ dàng hơn khi ngồi trong văn phòng có mặt sếp.

19. Khuyến khích nhân viên học tập

Bạn nên hỗ trợ chi trả cho các sự kiện giáo dục hay nới lỏng thời gian nghỉ để nhân viên có thể tham dự các sự kiện giáo dục, hãy cho họ thấy bạn đánh giá cao việc học tập và bạn muốn họ tiếp tục phát triển sự nghiệp. Và, khi trình độ nhân viên được nâng cao, hãy xem xét thăng chức cho họ. Chẳng có gì nản lòng hơn khi chúng ta nỗ lực làm việc để vươn đến một vị trí tốt nhất nhưng bị vây hãm trong một công việc không mấy có tương lai. Vì thế, hãy trao những phần thưởng nhằm phát triển kỹ năng chuyên môn của họ và có lợi cho việc thăng tiến trong sự nghiệp.

20. Ông chủ phòng giải lao

Điều gì sẽ xảy ra nếu nhân viên của bạn có cơ hội lựa chọn vài bản nhạc, một loại thức ăn vặt mới hoặc đề xuất cải thiện nội thất trong phòng nghỉ mà họ muốn. Tất nhiên, bạn có thể không chấp nhận hết mọi đề xuất, nhưng thỉnh thoảng bạn nên đồng ý như một phần thưởng cho sự nỗ lực của họ, nó sẽ giúp mọi thứ trở nên sôi động hơn một chút.

21. Tạo ra những khoảnh khắc nhỏ đáng nhớ

Những khoảnh khắc được khen thưởng không cứu vớt được hàng tá hành động và lời nói thể hiện hời hợt và đánh giá nhân viên phiến diện. Khi bạn có nhân viên hoàn thành tốt công việc, đặc biệt là khi công việc không thuộc trách nhiệm của họ, hãy công nhận và ngỏ ý muốn họ gắn bó lâu dài.

Đôi khi, việc gọi một nhân viên nào đó vào văn phòng của bạn và nói “Tôi thấy rõ bạn đang làm gì ở đây và tôi đánh giá rất cao điều đó” đối với một số người, hành động ấy thực sự đủ để biết rằng cấp trên đã chú ý quan tâm và công nhận mình.

22. Hỗ trợ phương tiện đi lại

Tùy vào đặc tính công việc , nhân viên có thể phải trả thêm chi phí phát sinh cho việc đi lại trong quá trình đi khảo sát hay công tác.  Dù không thể chi trả tất cả các khoản tiền xăng xe, nhưng hãy cân nhắc hỗ trợ nhân viên của mình bằng cách trả phí đỗ xe hoặc vé xe buýt chẳng hạn. Hãy hoàn trả một ít hoặc tất cả phí xe cộ (nếu có thể) để tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho nhân viên của mình .

23. Khuyến khích hoạt động cố vấn lẫn nhau

Cố vấn là một hoạt động hai chiều tuyệt vời. Cho phép nhân viên nêu ý kiến cố vấn lẫn nhau, điều đó sẽ mang lại cho nhân viên lâu năm cảm thấy mình là một thành viên quan trọng và có thẩm quyền trong công ty, còn nhân viên mới sẽ có cảm giác được quan tâm, chỉ dẫn và dạy bảo.

Khi thực hiện điều này một cách thường xuyên, người được cố vấn sẽ trở thành mentor một ngày nào đó. Đây là một cách thể hiện sự tín nhiệm và trân trọng nhân viên, giúp gắn kết cấp dưới và người lãnh đạo trong công ty.

24. Tổ chức “kỳ nghỉ ngẫu hứng ” cho nhân viên

Kỳ nghỉ đâu chỉ tổ chức vào các dịp lễ phải không nào? Sao bạn không thử tổ chức một cuộc chơi theo cách của riêng mình, một chuyến nghỉ mát chuyển tải sự cảm kích của sếp về đóng góp của toàn thể nhân viên chẳng hạn? Nếu bạn là “quý ngài lãnh đạo” thực sự dám nghĩ dám làm, bạn thậm chí có thể cho công ty nghỉ và cùng nhân viên của mình đi nghỉ một vài ngày mà không phải là dịp du lịch thường niên của công ty.

Mặc dù có thể cho mọi người nghỉ xả hơi một ngày, nhưng sẽ tốt hơn nếu tất cả cùng nhau trải qua một hoạt động nào đó. Thử xem xét đến một buổi lễ trao giải giả tưởng, hay một ngày cắm trại bên bờ hồ và thưởng thức bữa tiệc đồ nướng thịnh soạn, hoặc là cùng đưa mọi người đi du thuyền trên sông. Dù hoạt động đó là gì đi chăng nữa, hãy biến nó trở thành điều đáng được mong chờ nhất trong năm của tất cả mọi người.

25. Ghi nhận các thành tích “ngoài giờ làm việc”

Có thể bạn không ngờ rằng đội ngũ nhân viên của bạn đang làm những công việc thật đáng kinh ngạc. Họ đang từng ngày sáng tạo, làm công việc thiện nguyện và thực hiện đủ các loại hình hoạt động trong thời gian cá nhân. Vậy thì hãy ghi nhận những đóng góp đó và khen ngợi họ một cách công khai. Cho những thành viên còn lại trong công ty thấy rằng họ tuyệt vời như thế nào.

26. Đặt hòm thư góp ý tại công ty

Nhân viên của bạn góp ý ẩn danh với những đề xuất hợp lý, song song đó họ có thể bày tỏ những mối quan ngại của mình trong quá trình làm việc. Mọi người có thể cùng nhau lắng nghe, thảo luận và từ đó, cân nhắc việc thực hiện các đề xuất. Hòm thư góp ý là một trợ thủ đắc lực cho cấp dưới của bạn.

Đây là một ý tưởng hay giúp nhân viên của bạn vừa thoải mái chia sẻ về những vấn đề khó khăn của họ nhưng lại ngại nói ra, vừa thể hiện sự quan tâm của bạn đối với nhân viên của mình khi trao cho họ cơ hội được lên tiếng và trình bày những ý tưởng sáng tạo.

27. Cho nhân viên hiểu được tầm ảnh hưởng tích cực của công việc họ đang làm

Khi nhân viên tham gia vào các chiến dịch vì nguồn năng lượng sạch, tham gia quyên góp vì những mảnh đời còn khó khăn hay là đi làm những công tác thiện nguyện khác, hãy cho nhân viên của bạn biết rằng công việc họ đang làm không chỉ có mỗi mình bạn đánh giá cao mà còn có cả một cộng đồng lớn công nhận những cống hiến đó. Hãy khiến nhân viên thêm hứng thú với những điều tốt đẹp họ đang làm. Điều này cũng sẽ là nền tảng để thực hiện các ý tưởng tiếp theo đây…

28. Tạo điều kiện cho nhân viên giúp đỡ người khác

Bạn muốn nhân viên của mình là những người có ý thức quan tâm đến cộng đồng? Vậy nếu nhân viên của bạn có lòng bao dung, hãy tạo điều kiện cho họ dễ dàng giúp đỡ người khác. Bạn có thể cho phép họ cùng nhau triển khai Food Drive (chương trình san sẻ thực phẩm cho hoàn cảnh khó khăn), hay các dự án chung tay xây dựng nhà tình thương. Hãy cho nhân viên thấy bạn thật sự rất trân trọng và quan tâm đến đời sống của họ bên ngoài thế giới công sở.

Với những gì bạn có thể làm như trên, liên kết với cách tạo động lực cho nhân viên số ý tưởng 27, bạn đề cập và khen ngợi những việc nhân viên của bạn đang làm cho khách hàng, đối tác biết rằng hợp tác kinh doanh với công ty bạn phần nào đó có tầm ảnh hưởng rất tích cực đến cộng đồng xã hội đấy.

29. Nhân viên cùng thú cưng đi làm

Không phải tất cả các doanh nghiệp đều cho phép điều này, nhưng nếu nhân viên của bạn là thành viên của hội những người yêu động vật, vậy hãy cân nhắc việc họ có thể mang thú cưng của mình vào văn phòng (với lý do cụ thể). Đây có thể là sự quan tâm mà bạn dành cho nhân viên của mình – đó là, cho phép nhân viên đi làm cùng với những người bạn lắm lông. Đôi khi, khách hàng hay đối tác ghé đến công ty bạn sẽ cảm nhận được niềm vui nơi làm việc.

30. Đừng quên thuế phát sinh của phần thưởng

Mọi ông chủ đều biết rằng luật thuế có thể trở nên phức tạp tùy vào cách công ty khen thưởng cho nhân viên của mình và phần thưởng có thể được coi là một phần trợ cấp chịu thuế. Như các bữa ăn được phục vụ và một số phần thưởng tưởng chừng như là đơn giản, nhưng thực tế có thể sẽ bị đánh thuế. Hãy làm việc với kế toán và hỏi thêm ý kiến của người có chuyên môn để tìm giải pháp cho việc trao thưởng mà tiền lương của nhân viên không bị cắt xén một phần tiền nào.

31. Các sản phẩm thú vị mang tính biểu tượng công ty

Bất kể vật dụng gì như: đồng phục làm việc, bình đựng nước, nhãn dán, tập giấy nhớ bỏ túi hoặc nhãn dán máy tính, .v.v. đều mang biểu tượng thật độc đáo của công ty để tặng cho nhân viên. Nếu bạn định làm điều này, hãy chọn các mặt hàng chất lượng cao. Đừng lựa chọn những chiếc áo thun có giá rẻ nhất, hãy đặt mua một chiếc áo sơ mi chất lượng với giá cả phù hợp. Hay thiết kế một bình đựng nước thích hợp để nhân viên sử dụng hàng ngày, không có ai lại cần thêm những vật dụng vừa vô dụng lại rẻ tiền. Hãy trao tặng những sản phẩm thật “oách” để mọi người cảm thấy hứng khởi khi sử dụng trong quá trình làm việc và gắn bó lâu dài với công ty.

32. Ăn trưa và học hỏi

Hầu hết mọi người đều mong có dịp làm quen với nhau để hiểu hơn về những điều thú vị của mỗi người. Hãy cùng nhau ăn trưa để nhân viên của bạn có thể chia sẻ sở thích hoặc thú vui của nhau. Đây là một cách khá hay để mọi người quen biết nhau và học hỏi thêm điều gì đó thật mới lạ.

33. Xem xét và thiết kế lại không gian nghỉ ngơi cho nhân viên

Phòng nghỉ ngơi tại công ty bạn có phải là một căn phòng tối tăm, xám xịt với một chiếc lò vi sóng bốc mùi không? Vậy thì, đã đến lúc bạn nên suy nghĩ lại về mục đích của khu vực đó là gì – chính là, không gian để nhân viên của bạn nghỉ ngơi sau những giờ làm việc căng thẳng. Dĩ nhiên là bạn nên bố trí đầy đủ các trang thiết bị tiện nghi và nội thất có hoa văn bắt mắt trong không gian thoáng đãng, sạch sẽ. Đừng quên đặt ra các quy định và hệ thống kỷ luật nhằm giữ gìn vệ sinh môi trường phòng nghỉ. Hãy đặt các biển báo nhỏ “Không làm phiền!” để hạn chế việc khách hàng có thể nhìn thấy hoặc quấy rầy nhân viên của bạn tại phòng nghỉ sau giờ làm. Quản lý các đề mục trên bảng tin, di chuyển các áp phích và poster không cần thiết để đảm bảo thích hợp cho một không gian nghỉ ngơi thật hoàn hảo.

Bạn biết không? Không gian nghỉ ngơi cho nhân viên cũng không hẳn chỉ là một nơi để dùng cơm, ngủ nghỉ; thực chất, nó còn có thể hơn cả thế.

Sẽ thế nào nếu nó tích hợp cả kệ sách như trong thư viện và cả máy chơi game như các khu giải trí. Tại đây mọi người có thể nghe nhạc, đọc sách trên ghế thư giãn hoặc chơi trò chơi cùng nhau, nghe thật tuyệt đúng không nào? Một khi không gian nghỉ ngơi cho nhân viên được nâng cấp, bạn sẽ chính là người mở ra cánh cửa tiếp bước cho những thú vui sau giờ làm như: sự ra đời của các câu lạc bộ sách hay khuyến khích việc học bổ túc, học cao học. Bạn có thể biến nơi đây phân tách rạch ròi với một núi công việc bề bộn, một nơi luôn chào đón nhân viên của bạn đến để thả lỏng và thư giãn hoàn toàn.

34. Tạo điều kiện cho “food truck” bày bán gần công ty

Tại thành phố của bạn hay có những chiếc xe tải bán thức ăn không? Nếu có, tại sao bạn không liên lạc và tạo điều kiện cho họ thường xuyên đỗ xe và bày bán gần công ty mình? Dù cho trước đây bạn đã thanh toán hết hoặc một phần chi phí cho những bữa ăn trưa của nhân viên, hoặc phiếu đổi thưởng nọ kia, nhưng thức ăn từ food truck sẽ là một “đặc quyền” bất ngờ, thay thế những hộp cơm nhựa, hộp thức ăn bằng xốp quen thuộc thường ngày.

35. Các hoạt động với tủ kính trưng bày tại công ty

Nếu tại công ty bạn có tủ kính trưng bày, hãy tổ chức một cuộc thi giữa các nhóm nhân viên bằng cách thay đổi bài trí trong tủ kính trưng bày. Bạn có thể triển khai hoạt động này nhân các dịp lễ hoặc những lúc doanh số bán hàng thường chậm. Đây sẽ là một sự kiện thú vị mà qua đó khách hàng của bạn biết thêm về các hoạt động đa dạng của công ty, có thể bạn để khách hàng bỏ phiếu cho phần trưng bày nào tốt nhất và sau đó chọn ra đội chiến thắng để trao giải thưởng.

36. Ông chủ trong một ngày

Hãy thưởng cho nhân viên cơ hội được trở thành “ông chủ” trong một ngày. Thực tế thì không cần phải bàn giao cho họ bất cứ sổ sách gì của công ty, nhưng bạn có thể để họ tham gia các cuộc họp, ngồi làm việc trong văn phòng riêng, sử dụng khu đỗ xe ưu tiên hoặc bất kỳ một đặc quyền nào khác tại công ty mà chỉ những người lãnh đạo mới có thể có.

Trải nghiệm này sẽ giúp cho nhân viên của bạn cảm nhận được những khó khăn khi phải đứng trên cương vị cao. Điều này vừa có thể làm thay đổi thái độ nhân viên của bạn theo hướng tích cực hơn về những gì trước đây họ vẫn luôn than vãn, vừa là động lực để họ nỗ lực làm việc chăm chỉ và mau chóng được thăng chức vị.

37. Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng: Nói lời “cảm ơn”!

Lần cuối cùng bạn nói lời cảm ơn với nhân viên của mình là khi nào?

Có một số người chủ cho rằng nhân viên của mình phải thực hiện các công việc được giao tại công ty và đó dĩ nhiên là trách nhiệm của họ, vì thế không nhất thiết phải nói lời cảm ơn.

Thế nhưng, cho dù công việc có được yêu cầu hay không, chỉ một lời cảm ơn thôi cũng sẽ là cách đơn giản để thể hiện sự quan tâm, đánh giá cao của bạn đối với cấp dưới. Có thể bạn cho rằng điều này chẳng quan trọng, tuy nhiên có sự khác biệt rất lớn về thái độ làm việc giữa một nhân viên được sếp thường xuyên cảm ơn và một nhân viên không nhận được lời cảm ơn từ sếp của mình bao giờ cả. Mặc dù không phải ai cũng cần nghe “lời cảm ơn” để làm tốt công việc, nhưng nhiều người vẫn mong muốn nhận được những lời động viên, công nhận cho những nỗ lực bỏ ra. Thiếu đi một lời cảm ơn sẽ không làm tổn hại ai cả, nhưng nếu có, nó sẽ là nguồn động lực có ý nghĩa rất lớn đối với những ai đang nỗ lực làm việc.

Hơn 30 phương cách thú vị để thể hiện sự trân trọng và đánh giá nhân viên được trình bày thật rõ ràng và rất dễ hiểu phải không nào? Tuy nhiên, có một cách thức cực kỳ đơn giản mà bạn có thể bắt đầu ngay từ bây giờ, điều này có thể làm thay đổi cảm xúc trong một ngày của ai đó, đấy… chính là, hãy nói lời cảm ơn! Thế giới ngày nay dần lạnh nhạt vì mọi người ai ai cũng cuống cuồng trong guồng quay công việc của mình mà quên đi mất những điều hạnh phúc thật nhỏ nhặt. Bạn biết không? Chỉ cần có một người nào đó công nhận những cố gắng không ngừng nghỉ của bạn và họ rất biết ơn, trân trọng những cống hiến đó thì bấy nhiêu thôi chính là nguồn động lực vô cùng to lớn giúp bạn vui vẻ và nỗ lực ra sức làm việc hơn nữa trong cả một ngày dài.

Đừng chỉ thể hiện sự trân trọng nhân viên của mình trong ngày một ngày hai thôi nhé, mà hãy xem đó như một phần không thể thiếu trong quá trình xây dựng văn hóa làm việc của công ty và đó là thái độ ứng xử cần có cho một nhà lãnh đạo. Nhân viên chính là tài sản quý giá nhất của một công ty, nhưng lại có một số doanh nghiệp chỉ quan tâm việc bảo trì máy móc lạnh lẽo, vô tâm mà quên mất phải thể hiện sự trân trọng, cảm kích của mình đối với nhân viên – những con người bằng xương bằng thịt luôn ngày đêm cần mẫn với núi công việc!

Trân trọng và cảm kích nhân viên không chỉ là kim chỉ nam trong việc giảm tình trạng thay đổi nhân sự của một công ty, mà đó cũng là một cách thức tuyệt diệu để nâng tầm văn hóa doanh nghiệp và cải thiện dịch vụ dành cho khách hàng theo hướng tích cực hơn.

Theo Bestaff Coppy link

Từ khóa:

* Bạn có thể hủy bất kỳ lúc nào

Nỗi khổ mấy ai thấu của những người quản lý?

Thuộc chuyên mục: Kinh nghiệm kinh doanh

“Đại dịch covid” đã khiến bao người điêu đứng trước nguy cơ thất nghiệp, nhiều doanh nghiệp phá sản,... Và giờ đây, sau thời kỳ đại dịch, chúng ta đang cố gắng phục hồi tất cả mọi hoạt động kinh doanh. Tất nhiên là không thể tránh khỏi những khó khăn, nhất là về vấn đề tài chính. Bạn muốn quản lý nhân sự một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp nhưng không muốn tốn chi phí chi trả thuê thêm một nhân viên quản lý nhân sự hoặc bạn thấy máy chấm công trên thị trường còn nghèo nàn chức năng so với chi phí bỏ ra, vậy đâu là giải pháp thông minh nhất trước ti tỉ những khó khăn?

Tổng hợp những cách quản lý nhân sự hiệu quả nhất cho nhà lãnh đạo

Chiến lược marketing 10 bước cho quán cafe luôn đông khách

Hướng dẫn từng bước lập bản kế hoạch kinh doanh cafe thành công

Trở ngại trong việc chấm công cho nhân viên

Hiện nay trên thị trường đã ra mắt rất nhiều máy chấm công, sử dụng chủ yếu dưới 4 hình thức: chấm công thẻ giấy, chấm công thẻ từ, chấm công vân tay và chấm công khuôn mặt. Máy chấm công giúp chủ doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn quản lý, giám sát được thời gian làm việc, thông tin của nhân viên một cách chính xác, hiệu quả. 

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội đó thì máy chấm công cũng có những hạn chế khiến “các ông chủ” phải đau đầu. Việc chấm công bằng vân tay được phổ biến nhất ở các nhà hàng, khách sạn hiện nay. Nhưng có nhiều ý kiến từ các nhân viên than thở rằng trong trường hợp tay bẩn, tay ướt hay dấu vân tay bị mòn hoặc bị dị tật ở tay thì khá khó khăn trong việc chấm công bằng vân tay. Giải pháp chấm công bằng khuôn mặt còn quá mới và cần phải đầu tư thiết bị camera ban đầu.

Ngoài ra, nhiều máy chấm công hiện nay giải quyết được trở ngại chấm công cho nhân viên nhưng việc tính toán các khoản lương bổng thì các giải pháp này chưa hỗ trợ.

Tính lương nhân viên, làm thế nào để dễ dàng hơn?

Nếu doanh nghiệp bạn nhỏ, dưới 5 nhân viên thì ông chủ có thể dễ dàng tính lương nhân viên dễ dàng bằng công cụ excel. Nhưng nếu nhà hàng, khách sạn công ty của bạn với số lượng nhân viên đông, vài chục đến trăm người thì bạn rất khó khăn trong việc quản lý nhân sự, tính lương cho nhân viên bằng excel. Bạn nghĩ đến giải pháp thuê một kế toán để có thể quản lý hết tất cả mọi việc bạn đang cần. Nhưng nghĩ đến mức lương bạn phải chi trả hằng tháng cho họ nên đành “cắn răng cắn cổ” tự vùng vẫy giữa thời điểm kinh tế khó khăn.

Xếp ca cho nhân viên khiến chủ cũng phải đau đầu

Chấm công, tính lương và đặc biệt là lên lịch chia ca cho nhân viên luôn là nỗi lo muôn thuở ở các doanh nghiệp dịch vụ, nhà hàng, cà phê, khách sạn... Vẫn có giải pháp chứ, thuê một nhân viên quản lý nhân sự sẽ giúp bạn tất cả. Nhưng khổ nỗi sẽ phải gồng gánh trả lương thêm một “nhân khẩu” mỗi tháng trong tình hình khó khăn này thì chưa phải là giải pháp tối ưu nhất. 

Đối với những mô hình kinh doanh dịch vụ lớn, cửa hàng có đến 5 7 các vị trí khác nhau: Nhân viên lễ tân, nhân viên bảo vệ, nhân viên thu ngân, phục vụ, tạp vụ, nhân viên buồng phòng, bếp chính, bếp phụ, pha chế,... thì việc sắp xếp ca thủ công hay bằng bảng excel trở nên khá đau đầu và mất thời gian.

Giải pháp là đây chứ đâu?

Đã trải nghiệm và nhận thấy những khó khăn, nhất là vào thời điểm sau dịch của các doanh nghiệp phải đối mặt trong việc quản lý nhân sự. Chúng tôi cho ra mắt phần mềm “Bestaff.io” với những tính năng gói gọn của máy chấm công, excel tính lương và kiêm luôn công việc tự động xếp ca của một nhân viên quản lý nhân sự.

Bestaff.io sẽ là người bạn đồng hàng, là cánh tay phải đắc lực những “ông chủ”, chưa bao giờ việc quản lý nhân sự lại dễ dàng như vậy, nằm gọn trong lòng bàn tay.

Chỉ với chiếc smartphone trong tay, bạn có thể quản lý các nhân viên của mình, cuối tháng cũng chỉ rung đùi nhận kết quả tổng kết lương từ Bestaff.io.

Dùng thử ngay để “nắm bắt mọi biến động của nhân sự trong tầm tay”.

Thông tin chi tiết về các tính năng của Besstaff xin truy cập: https://bestaff.io/ login Ấn vào Đăng ký để được dùng thử phiên bản full tính năng đến 45 ngày miễn phí.