Đánh giá nhân viên là việc làm không thể thiếu trong quản lý nhân sự. Vậy tiêu chí đánh giá nhân viên là gì? Phương pháp nào giúp đánh giá nhân viên hiệu quả nhất? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Quán đẹp nhân viên tốt: “vẫn phải đóng cửa”, đâu là giải pháp?
Hướng dẫn từng bước lập bản kế hoạch kinh doanh cafe thành công
Top các câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng để tìm ứng viên xuất sắc nhất
Đánh giá nhân viên là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong công tác quản lý nhân sự. Tuy nhiên với doanh nghiệp có số lượng lớn nhân viên thì việc này không hề đơn giản. Việc đánh giá cần dựa trên nhiều yếu tố. Vậy tiêu chí đánh giá nhân viên là gì? Phương pháp nào giúp đánh giá hiệu quả và chính xác? Cùng chúng tôt tìm hiểu ngay sau đây.
Contents
Đánh giá nhân viên là gì? Tại sao cần đánh giá nhân viên?
Đánh giá nhân viên là hoạt động kiểm tra, giám sát nhân viên trên nhiều khía cạnh như: Kỹ năng, kết quả công việc, thái độ làm việc,…Từ đó đưa ra được nhận xét chính xác về nhân viên. Đánh giá nhân nhiên được thực hiện bởi bộ phận nhân sự hoặc nhà quản lý. Kết quả đánh giá là cơ sở để định hướng phát triển. Đây cũng là cơ sở để khen thưởng hoặc khiển trách nhân viên.
Đánh giá nhân viên là nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý nhân sự
Các tiêu chí đánh giá nhân viên căn bản
Mỗi đơn vị, mỗi doanh nghiệp có các tiêu chí đánh giá nhân viên khác nhau. Chẳng hạn tiêu chí đánh giá nhân viên văn phòng khác với tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh. Dưới đây là những tiêu chí đánh giá căn bản nhất:
Đánh giá nhân viên dựa vào thái độ
Bên cạnh kinh nghiệm, kỹ năng thì thái độ làm việc của nhân viên là yếu tố quan trọng khi đánh giá. Bởi lẽ tinh thần cầu tiến và thái độ làm việc mới giúp nhân viên phát triển. Nhà quản lý có thể đánh giá thái độ nhân viên dựa trên các hành vi và lời nói của họ trong công việc và cuộc sống. Ví dụ như:
- Thái độ chăm chỉ, nhiệt tình trong công việc
- Lịch sự, cởi mở và chân thành trong giao tiếp
- Biết lắng nghe và tôn trọng người khác
- Trung thực trong mọi việc
- Thái độ cầu thị trong mọi việc
- Tác phong làm việc chuyên nghiệp
Đánh giá nhân viên dựa trên hình thức
Đây cũng là tiêu chí đánh giá nhân viên quan trọng. Có nhiều hình thức đánh giá nhân viên khác nhau. Đó là người quản lý đánh giá nhân viên cấp của họ. Đồng nghiệp hoặc người ngang cấp đánh giá lẫn nhau. Đánh giá toàn diện từ quản lý, khách hàng, đồng nghiệp. Đánh giá nhân viên toàn diện vừa đảm bảo tính khách quan vừa giúp người quản lý hiểu rõ hơn về nhân viên của mình.
Đánh giá nhân viên theo mục tiêu
Đánh giá nhân viên theo mục tiêu thường dựa trên hệ thống KPI. Từ đó thấy được hiệu quả làm việc của nhân viên có đạt chỉ tiêu đề ra hay không. Ngoài ra còn có tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc. Tức là đánh giá kết quả hoàn thành công việc của nhân viên. Nhờ đó người quản lý sẽ nắm bắt được nhân viên có năng lực như thế nào? Cần phải đào tạo thêm hay không? Có được khen thưởng hay bị sa thải.
Tiêu chí đánh giá năng lực nhân viên
Năng lực là tiêu chí quan trọng nhất khi đánh giá nhân sự. Tiêu chí đánh giá năng lực nhân viên dựa trên mức độ làm việc (KPI), kết quả làm việc và sự phát triển của họ. Từ các tiêu chí đánh giá này, nhà quản lý sẽ biết năng lực của nhân viên như thế nào. Từ đó có kế hoạch đào tạo để nâng cao kỹ năng và năng lực của họ lên tầm cao mới.
Cần phải xây dựng bảng tiêu chí đánh giá nhân viên cụ thể, rõ ràng
Các phương pháp đánh giá nhân viên phổ biến nhất
Để đánh giá nhân viên có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Dưới đây là những phương pháp căn bản nhất.
Sử dụng bảng điểm
Phương pháp này được nhiều nhà quản lý sử dụng và thích hợp với các doanh nghiệp có quy mô vừa. Để thực hiện phương pháp đánh giá này, nhà quản lý sẽ dựa trên các tiêu chí như khối lượng và chất lượng công việc, tác phong, hành vi,…
Phương pháp xếp hạng luân phiên nhau
Đây là cách đánh giá đơn giản nhất và thường được sử dụng cho doanh nghiệp nhỏ với số lượng nhân viên ít. Với phương pháp đánh giá này, người quản lý chỉ cần so sánh hiệu quả làm việc giữa các nhân viên. Sau đó sẽ xếp hạng theo thứ tự từ người yếu nhất đến người giỏi nhất hoặc ngược lại. Các tiêu chí sử để đánh giá xếp hạng có thể là chất lượng tuyển dụng, doanh số,…
Phương pháp so sánh theo cặp
Với phương pháp đánh giá này người quản lý sẽ so sánh từng cặp nhân viên với nhau và cho điểm. Sau đó cộng điểm lại và xếp hạng nhân viên. Nhờ vậy phương pháp đánh giá này đảm bảo tính khách quan, chính xác và công bằng.
Tuy nhiên việc so sánh các nhân viên với nhau có thể làm mất tinh thần đoàn kết giữa họ. Vì thế nên hạn chế sử dụng phương pháp này, nhất là đối với các doanh nghiệp lớn.
Phương pháp quan sát hành vi
Cách thức đánh giá này thiên về định tính và thường được áp dụng trong các ngành dịch vụ. Với phương pháp này, nhà quản lý sẽ đưa ra một số tiêu chí, quan điểm để nhân viên thực hiện công việc. Sau đó sẽ quan sát và đếm tần số các hành vi của nhân viên.
Ví dụ quan sát hành vi của một nhân viên nấu ăn trong nhà hàng: trình bày món ăn đẹp mắt, không để khách phàn nàn, không thò tay vào thức ăn, không để lãng phí nguyên liệu,…
Quan sát hành vi là phương pháp đánh giá thiên về định tính
Phương pháp quản lý mục tiêu (MBO)
Phương pháp quản lý mục tiêu được sử dụng trong các doanh nghiệp vừa và lớn. Phương pháp này có ưu điểm là luôn đúng tiến độ, đảm bảo mục tiêu chung của doanh nghiệp. Bên cạnh đó tạo ra sự tương tác, giúp đỡ giữa nhà quản lý với nhân viên.
Phương pháp đánh giá định lượng
Đây là phương pháp đánh giá nhân viên phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này sử dụng chỉ số trọng yếu (KPI) để đánh giá hiệu suất công việc. Tuy nhiên phương pháp đánh giá này thường chỉ áp dụng với doanh nghiệp vừa và lớn. Những doanh nghiệp này mới có đủ điều kiện xây dựng bộ chỉ số KPI và đo lường hiệu quả.
Quy trình đánh giá nhân viên cụ thể
Xây dựng quy trình đánh giá nhân viên chi tiết, cụ thể là yếu tố quan trọng trong quản lý nhân viên. Quy trình này ảnh hưởng đến kết quả đánh giá. Quy trình đánh giá nhân viên hiệu quả sẽ đảm bảo sự công bằng đồng thời thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên.Dưới đây 5 bước trong quy trình đánh giá nhân viên:
- Bước 1: Xây dựng form đánh giá nhân viên
- Bước 2: Xác định bảng tiêu chí đánh giá nhân viên
- Bước 3: Xác định cách thức nghiệm thu
- Bước 4: Đưa ra các chính sách thưởng phạt
- Bước 5. Nghiệm thu kết quả quy trình đánh giá
Những lưu ý để có kết quả đánh giá nhân viên chính xác nhất
Đánh giá nhân viên không dễ. Vì thế để có kết quả chính xác, cần lưu ý những điều sau:
Sát sao với công việc của nhân viên
Người quản lý cần theo dõi sát sao tiến độ công việc của nhân viên. Từ đó chấm điểm trong form đánh giá nhân viên.
Tuy nhiên cần lưu ý, trong quá trình đánh giá không nên chỉ nhìn thấy thất bại, sai sót của nhân viên để đánh giá họ không có năng lực. Để đánh giá đúng, nhà quản lý cần theo sát họ hơn, tìm hiểu rõ về họ. Như vậy mới có kết quả đánh giá chính xác nhất.
Người quản lý cần theo dõi sát sao tiến độ công việc của nhân viên
Tiêu chí đánh giá nhân viên rõ ràng
Để đánh giá đúng và khách quan, nhà quản lý cần xây dựng bảng tiêu chí đánh giá nhân viên rõ ràng. Nên sử dụng các tiêu chí mang tính định lượng nhiều hơn.
Các tiêu này chính là căn cứ tốt nhất để nhà quản lý đánh giá được nhân viên có làm việc hiệu quả hay không. Các tiêu chí rõ ràng cũng giúp nhân viên thấy được kết quả làm việc của mình. Từ đó rút ra kinh nghiệm để cải tiến công việc tốt hơn.
Nắm chắc những tiêu chí đánh giá năng lực của nhân viên
Để có cái nhìn đúng về nhân viên, người quản lý nhân sự cần nắm chắc những tiêu chí đánh giá chung. Nhà lãnh đạo cũng cần xây dựng bảng tiêu chí đánh giá nhân viên cụ thể, rõ ràng ngay từ đầu để áp dụng hiệu quả vào quy trình đánh giá.
Hãy đối thoại thẳng thắn khi đánh giá nhân viên
Nhà quản lý thường xuyên nói chuyện, đối thoại thẳng thắn với nhân viên sẽ hiểu họ muốn gì. Họ gặp khó khăn gì trong công việc. Việc trao đổi thường xuyên cũng giúp người quản lý đánh giá nhân viên hiệu quả hơn.
Đánh giá dựa trên sự công bằng và khách quan
Đây là yêu cầu quan trọng trong đánh giá nhân viên. Nhà quản lý cần dựa trên năng lực thực sự của nhân viên để đánh giá công bằng và khách quan. Điều đó tạo động lực làm việc cho nhân viên.
Việc đánh giá theo cảm tính, không công bằng có thể là nguyên nhân dẫn đến những mâu thuẫn trong nội bộ. Không đánh giá đúng, còn làm mất đi những nhân viên có năng lực, gây thiệt hại cho công ty.
Đánh giá nhân viên dựa trên cái nhìn đa chiều
Muốn biết nhân viên có đáng tin cậy, làm việc có hiệu quả hay không cần có cái nhìn đa chiều. Không chỉ đánh giá một vài khía cạnh, nhà quản lý cần có cái nhìn tổng quan, toàn diện. Từ đó mới đưa ra được kết quả chính xác nhất.
Mẫu bảng tiêu chí đánh giá nhân viên
Mẫu bảng tiêu chí đánh giá là thước đo để đánh giá nhân viên. Nếu chưa biết xây dựng mẫu như thế nào, bạn hãy tham khảo mẫu dưới đây:
Mẫu bảng tiêu chí đánh giá nhân viên
Đánh giá nhân viên có vai trò quan trọng với cả nhân viên và doanh nghiệp. Do đó cần xây dựng các tiêu chí đánh giá nhân viên rõ ràng, rành mạch. Cùng với đó là quy trình đánh giá tối ưu. Điều đó tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tốt hơn, góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp.