Kỹ năng phỏng vấn của nhà tuyển dụng rất quan trọng. Đó là bí quyết để nhà tuyển dụng chiêu mộ nhân tài về cho doanh nghiệp. Vậy những kỹ năng đó là gì?
Tổng hợp những cách quản lý nhân sự hiệu quả nhất cho nhà lãnh đạo
Quán đẹp nhân viên tốt: “vẫn phải đóng cửa”, đâu là giải pháp?
5 tiêu chí quan trọng nhất đánh giá nhân viên cho nhà tuyển dụng
Hiện nay việc tuyển dụng nhân viên giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm không hề dễ. Các công ty đưa ra rất nhiều chính sách để chiêu mộ nhân tài. Vì thế thị trường tuyển dụng cũng cạnh tranh rất gay gắt. Vậy làm sao để tìm kiếm được những ứng viên phù hợp với vị trí cần tuyển. Những kỹ năng phỏng vấn của nhà tuyển dụng dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp bài toán khó này.
Contents
- 1 Các kỹ năng phỏng vấn của nhà tuyển dụng cần phải có
- 2 Những sai sót thường gặp dễ đánh mất ứng viên tốt
- 2.1 Nói nhiều
- 2.2 Thái độ lạnh lùng/bề trên
- 2.3 Quá gần gũi vồ vập
- 2.4 Hỏi vào vấn đề tế nhị
- 2.5 Đọc hồ sơ không kỹ
- 2.6 Định kiến, vội vàng nhận xét tiêu cực ngay
- 2.7 Chỉ chọn ứng viên giống mình
- 2.8 Ra quyết định vội vàng
- 2.9 Xem trọng bằng cấp
- 2.10 Hứa hẹn
- 2.11 Trao đổi lan man lạc đề
- 2.12 Tác phong vụng về
Các kỹ năng phỏng vấn của nhà tuyển dụng cần phải có
Kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự thành công là bạn phải có rất nhiều kỹ năng. Từ kỹ năng kết nối với ứng viên cho đến kỹ năng đặt câu hỏi phỏng vấn. Những kỹ năng này sẽ giúp nhà tuyển dụng làm chủ quy trình phỏng vấn.
Kỹ năng tạo kết nối với ứng viên
Trong kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng thì kết nối với ứng viên rất quan trọng. Nhà tuyển dụng muốn ứng viên bộc lộ hết tài năng, phẩm chất, tính cách, kỹ năng của họ thì cần tạo được sự kết nối giữa hai bên.
Để làm được điều này, trong cuộc phỏng vấn nhà tuyển dụng cần giúp ứng viên xóa tan đi sự e dè ban đầu. Hãy giúp họ trở nên tự tin và cởi mở hơn. Bạn có thể mỉm cười, gật đầu với họ hoặc hỏi một số câu hỏi mang tính cá nhân. Như thế ứng viên sẽ giải tỏa được tâm lý căng thẳng. Bạn sẽ dễ dàng khai thác được nhiều thông tin từ họ. Và tất nhiên hiệu quả tuyển dụng cũng tăng lên.
Một trong những kỹ năng phỏng vấn của nhà tuyển dụng hiệu quả là sự kết nối với ứng viên
Kỹ năng đặt câu hỏi
Trong số những kỹ năng phỏng vấn thì những câu hỏi cho nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn tìm thấy những ứng viên phù hợp nhất. Vì thế trước buổi phỏng vấn bạn cần nắm rõ nhiệm vụ và mục đích của vị trí cần tuyển. Công việc đó yêu cầu nhân viên phải có trình độ, kỹ năng, phẩm chất như thế nào. Từ đó chuẩn bị bảng câu hỏi phỏng vấn phù hợp. Dưới đây là gợi ý các câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng bạn nên tham khảo:
Các câu hỏi cho nhà tuyển dụng để đánh giá kỹ năng mềm hoặc chuyên môn của ứng viên
Để biết ứng viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm như thế nào thì kinh nghiệm phỏng vấn cho nhà tuyển dụng chính là đặt câu hỏi. Dưới đây là những câu hỏi thông minh dành cho nhà tuyển dụng:
- Anh / chị làm việc hiệu quả nhất khi nào?
- Việc khó khăn nhất anh / chị đã từng làm là gì?
- Với các đối tác khó tính, anh / chị đã làm gì để đối phó với họ?
- Hãy kể cho chúng tôi biết cuộc đàm phán căng thẳng nhất anh / chị từng trải qua.
- Anh / chị đã sử dụng thời gian trong công việc như thế nào?
Với những câu hỏi dạng này, nhà tuyển dụng sẽ phát hiện ra ứng viên có những kỹ năng mềm gì. Ví dụ kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch…Đồng thời nắm được chuyên môn của họ.
Cách đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng giúp đánh giá được kỹ năng mềm
Câu hỏi đánh giá sự phù hợp và thái độ
Trong cách phỏng vấn nhân viên thì đặt câu hỏi để đánh giá thái độ của họ rất quan trọng. Nắm bắt được thái độ của ứng viên giúp bạn hiểu ứng viên đó có phù hợp với môi trường làm việc và văn hóa của công ty hay không. Từ đó có sự lựa chọn phù hợp. Tham khảo cách đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng như sau:
- Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?
- Với vị trí công việc của chúng tôi bạn thấy mình có thể đảm trách tốt không?
- Bạn mong muốn môi trường làm việc và văn hóa công ty như thế nào?
- Điều gì trong cuộc sống có thể làm bạn suy sụp?
- Hãy cho chúng tôi biết một vài điều về bản thân bạn?
- Hãy nêu những lý do khiến chúng tôi chọn bạn thay vì ứng viên khác
- Công việc hiện tại có điều gì khiến bạn ấn tượng và ghi nhớ nhất?
- Người quản lý cũ cần bạn cải thiện kỹ năng nào?
- Bạn có thể làm gì cho công ty chúng tôi?
Câu hỏi khai thác mong muốn của ứng viên
Để biết được mong muốn của ứng viên, nhà tuyển dụng nên hỏi gì khi phỏng vấn? Dưới đây là những câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng hay nhất:
- Bạn mong muốn gì ở công việc mới?
- Bạn có phỏng vấn ở doanh nghiệp khác không?
- Nếu có cơ hội bắt đầu lại sự nghiệp, bạn muốn làm điều gì đặc biệt?
- Điều gì tạo động lực cho bạn?
- Trong 5 năm tới, bạn muốn mình trở thành người như thế nào?
- Hãy nói một vài điều về người quản lý tuyệt vời nhất từng làm việc cùng bạn.
Những câu hỏi dạng này giúp nhà tuyển dụng thấy được ứng viên có phải là người luôn có quyết tâm cao hay không? Ứng viên có chí tiến thủ và có sự nỗ lực không ngừng hay không? Mong muốn của ứng viên là gì? Vị trí công việc mới có đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của họ không? Trả lời được những câu hỏi này nhà tuyển dụng sẽ thấy ứng viên có phù hợp với yêu cầu tuyển chọn hay không.
Những câu hỏi cho nhà tuyển dụng giúp hiểu được mong muốn của ứng viên
Kỹ năng lắng nghe
Nghệ thuật phỏng vấn chính là kỹ năng lắng nghe của nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng xuất sắc thường có kỹ năng lắng nghe rất tốt. Kỹ năng phỏng vấn của nhà tuyển dụng hiệu quả là không nên nói quá nhiều. Hãy đặt câu hỏi đúng cho ứng viên và dành nhiều thời gian hơn để lắng nghe họ.
Việc lắng nghe và quan sát sẽ giúp bạn thu nhận được nhiều thông tin từ ứng viên. Đồng thời thể hiện sự tôn trọng của nhà tuyển dụng với ứng viên. Đây là một trong những bước quan trọng trong phỏng vấn tuyển dụng. Là cách để bạn thu hút ứng viên lựa chọn công ty mình.
Kỹ năng quan sát
Quan sát là kỹ năng tuyển dụng nhân sự không thể thiếu ở nhà tuyển dụng. Quan sát không chỉ là nhìn ngắm ứng viên mà còn phải kịp thời phản ứng. Thông qua việc quan sát, bạn cần phân tích để thấu hiểu ứng viên, phần nào dự đoán được phẩm chất, tính cách và kỹ năng của ứng viên.
Kỹ năng quan sát không phải là năng khiếu bẩm sinh. Để có kỹ năng quan sát nhạy bén, bạn cần siêng năng rèn luyện và học hỏi. Quan sát và lắng nghe luôn đi đôi với nhau. Vì thế cách phỏng vấn ứng viên hiệu quả nhất là vừa lắng nghe vừa quan sát để tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu của ứng viên.
Kỹ năng phỏng vấn của nhà tuyển dụng cần có đó chính là kỹ năng quan sát và lắng nghe
Kỹ năng tổ chức buổi tuyển dụng
Là nhà tuyển dụng, bạn cần có kỹ năng tổ chức buổi tuyển dụng một cách chuyên nghiệp. Bạn cần xác định được số người tham gia. Với số lượng người tham gia ứng tuyển như vậy thì cần không gian rộng như thế nào? Nên tổ chức vào thời gian nào là phù hợp? Cần sắp xếp thời gian cho mỗi ứng viên như thế nào để họ không phải chờ đợi lâu.
Buổi phỏng vấn tuyển dụng không chỉ là bạn chọn ứng viên mà ngược lại ứng viên cũng chọn doanh nghiệp. Với bối cảnh thị trường tuyển dụng rất cạnh tranh thì việc tổ chức buổi tuyển dụng chuyên nghiệp, không làm mất thời gian của ứng viên cũng là cách gây thiện cảm với họ, thuyết phục họ lựa chọn công ty của bạn.
Kỹ năng lựa chọn đánh giá hồ sơ ƯV
Lựa chọn, đánh giá hồ sơ là một trong những kỹ năng tuyển dụng không thể thiếu. Đây là khâu rất quan trọng. Nhà tuyển dụng cần phải thực hiện lựa chọn, sàng lọc hồ sơ ngay từ đầu. Bởi lẽ trong số hàng trăm hồ sơ ứng viên gửi tới thì không phải hồ sơ nào cũng phù hợp với vị trí tuyển dụng.
Có nhiều người trong hoàn cảnh chưa có việc làm, họ gửi đại hồ sơ ứng tuyển mà không cần biết công việc đó có phù hợp với mình hay không. Vì thế việc lựa chọn đánh giá hồ sơ giúp nhà tuyển dụng tiết kiệm được rất nhiều thời gian phỏng vấn. Sàng lọc và đánh giá hồ sơ sẽ được tiếp tục trong quá trình phỏng vấn. Để lựa chọn những hồ sơ phù hợp bạn cần dựa trên các tiêu chí:
- Sự phù hợp: Nhân sự phù hợp với vị trí công việc vẫn tốt hơn nhân sự giỏi nhưng không phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của công việc.
- Quá trình làm việc và tính gắn bó: Điều này cũng được thể hiện trong hồ sơ của ứng viên. Ứng viên có list công việc thay đổi liên tục cho thấy họ không có sự gắn bó lâu dài. Và bạn cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn các ứng viên đó.
- Cách trình bày, lỗi chính tả: Cách trình bày hồ sơ cũng phần nào đánh giá được tính cách của ứng viên. Hồ sơ ứng viên trình bày ẩu, sai lỗi chính tả cho thấy tính cách của họ không cẩn thận. Vì thế họ không thích hợp với những công việc tỉ mỉ. Và bạn có nên chọn hồ sơ của họ hay không? Đó còn phụ thuộc vào vị trí cần tuyển dụng.
Lựa chọn, đánh giá hồ sơ là một trong những kỹ năng tuyển dụng không thể thiếu
Kỹ năng ghi chú
Ghi chú là kỹ năng phỏng vấn của nhà tuyển dụng cần phải có. Bạn cần ghi chú trong suốt quá trình phỏng vấn tuyển dụng. Đặc biệt là khi phỏng vấn nhiều ứng viên trong một buổi. Bạn sẽ không thể ghi nhớ hết được các thông tin về ứng viên.
Vì thế lời khuyên cho bạn là cần ghi chú lại những điểm mạnh và điểm yếu của mỗi ứng viên khi phỏng vấn tuyển dụng. Hoặc ít nhất bạn cũng cần ghi chú những thông tin này khi kết thúc buổi nói chuyện.
Nếu buổi phỏng vấn có nhiều nhà tuyển dụng, thì tất cả các nhà tuyển dụng đều cần có ghi chú riêng của mình. Sau buổi phỏng vấn có thể tập hợp các thông tin với nhau. Đây là cơ sở để nhà tuyển dụng thảo luận, thống nhất ý kiến và đưa ra kết quả xét duyệt ứng viên nào đạt yêu cầu.
Kỹ năng ra quyết định
Việc đưa ra quyết định dựa vào mục tiêu nhà tuyển dụng cần gì ở ứng viên và kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc của họ. Để đưa ra quyết định lựa chọn ứng viên nào nhà tuyển dụng cần phải thực sự sáng suốt. Điều này cần phải dựa vào tất cả kỹ năng phỏng vấn của nhà tuyển dụng. Từ đó đưa ra lựa chọn ứng viên nào phù hợp nhất cho vị trí cần tuyển.
Ra quyết định là kỹ năng quan trọng của nhà tuyển dụng chuyên nghiệp
Những sai sót thường gặp dễ đánh mất ứng viên tốt
Nếu kỹ năng phỏng vấn của nhà tuyển dụng không tốt, bạn có thể sẽ đánh mất những ứng viên sáng giá. Vì thế cách phỏng vấn hiệu quả là bạn cần tránh những sai sót dưới đây:
Nói nhiều
Cuộc phỏng vấn tuyển dụng không phải là sân khấu của bạn. Đó là sân khấu dành cho các ứng viên. Bạn không để cho ứng viên nói, bạn nói hết phần của ứng viên. Vì thế nói nhiều sẽ khiến bạn chẳng thu được thông tin gì cần thiết từ họ.
Vì thế kỹ năng phỏng vấn ứng viên là hãy đặt những câu hỏi thông minh cho họ. Lắng nghe và quan sát họ nhiều hơn. Như vậy bạn mới biết ứng viên có phù hợp với vị trí cần tuyển không.
Thái độ lạnh lùng/bề trên
Thái độ lạnh lùng, kiêu ngạo sẽ khiến ứng viên mất cảm tình về nhà tuyển dụng. Hơn nữa họ sẽ cảm thấy e dè, ngượng ngùng khi tiếp xúc với bạn. Điều đó khiến họ gặp khó khăn khi chia sẻ và bộc lộ hết khả năng của mình. Như vậy các bước phỏng vấn tuyển dụng tiếp theo có thể thất bại.
Vì thế hãy luôn giữ thái độ thân thiện với ứng viên. Hãy mỉm cười chào họ và mời họ ngồi. Điều đó sẽ giúp ứng viên thoải mái khi chia sẻ cảm xúc thật của mình. Họ cũng dễ dàng bộc lộ con người thật của họ. Từ đó nhà tuyển dụng sẽ khai thác được rất nhiều thông tin hữu ích từ ứng viên.
Nhà tuyển dụng không nên có thái độ lạnh lùng, kiêu ngạo với ứng viên
Quá gần gũi vồ vập
Quá vồ vập cũng là lỗi thường gặp ở một số nhà tuyển dụng. Nhất là với những ứng viên mà họ thấy có nhiều tài năng. Tuy nhiên sự vồ vập, gần gũi quá mức cũng gây nên tác dụng ngược lại. Ứng viên sẽ cảm thấy không được thoải mái.
Bên cạnh đó, một số ứng viên cũng có nhiều kỹ năng phỏng vấn xin việc. Họ cảm nhận được nhà tuyển dụng đang cần mình. Từ đó họ đưa ra các yêu cầu mà nhà tuyển dụng không thể đáp ứng. Đây thực sự là tác dụng không mong muốn của thái độ vồ vập thái quá. Vì thế hãy để cuộc phỏng vấn diễn ra thật tự nhiên theo trình tự các bước.
Hỏi vào vấn đề tế nhị
Hỏi những vấn đề tế nhị, riêng tư là bạn đang mắc sai lầm khi đặt câu hỏi tuyển dụng. Chẳng ứng viên nào muốn trả lời những câu hỏi đó. Thậm chí họ còn cảm thấy rất khó chịu. Hơn nữa những câu hỏi này không giúp bạn đạt được mục tiêu trong tuyển dụng. Do đó bạn nên tập trung vào những câu hỏi tìm hiểu kỹ năng, chuyên môn, phẩm chất, kinh nghiệm của ứng viên thì tốt hơn.
Hỏi vào vấn đề tế nhị có thể khiến ứng viên khó chịu
Đọc hồ sơ không kỹ
Không đọc kỹ hồ sơ ứng viên là sai sót không hề nhỏ của nhà tuyển dụng. Những câu hỏi của nhà tuyển dụng có thể lặp lại hoặc nếu không đọc hồ sơ trước đó. Những ứng viên đã có kỹ năng khi đi phỏng vấn họ rất dễ nhận ra điều này.
Ứng viên sẽ cảm thấy nhà tuyển dụng không thực sự coi trọng buổi phỏng vấn. Và có thể họ không lựa chọn bạn. Vì thế trước khi tổ chức buổi phỏng vấn trực tiếp bạn hãy đọc kỹ hồ sơ của từng ứng viên. Từ đó có cái nhìn sơ bộ về họ.
Định kiến, vội vàng nhận xét tiêu cực ngay
Đừng quá vội vàng đưa ra những đánh giá, nhận xét tiêu cực về ứng viên. Có thể họ không trả lời trôi chảy các câu hỏi khi đi phỏng vấn. Tuy nhiên chưa chắc họ không có năng lực.
Nếu ứng viên trả lời bạn cộc lốc. Đừng vội quy kết họ mất lịch sự. Hãy kiên nhẫn tìm hiểu nguyên nhân vì sao lại như vậy. Có thể lỗi là do chính bạn. Lúc này bạn cần mạnh dạn xin lỗi và khắc phục những hiểu lầm. Có thể đây chính là ứng viên tiềm năng của bạn đấy.
Đừng quá vội vàng đưa ra những đánh giá, nhận xét tiêu cực về ứng viên
Chỉ chọn ứng viên giống mình
Một số nhà tuyển dụng chỉ chọn những ứng viên có tính cách, trình độ…như mình. Tuy nhiên điều đó chưa hẳn đã tốt. Điều quan trọng nhất là bạn căn cứ vào yêu cầu của công việc. Ứng viên có đầy đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất, kỹ năng, phù hợp công việc mới là sự lựa chọn hoàn hảo của bạn.
Ra quyết định vội vàng
Một số nhà tuyển dụng thường ra quyết định rất vội vàng khi tuyển dụng. Đó là do họ dựa trên kinh nghiệm và cảm tính nhiều hơn. Điều đó dẫn đến những sai lầm trong tuyển dụng.
Vì thế, nhà tuyển dụng nên tuân thủ quy trình phỏng vấn chuyên nghiệp. Cần lựa chọn ứng viên dựa trên những kỹ năng phỏng vấn của nhà tuyển dụng theo trình tự từng bước. Đưa ra quyết định chọn hay không chọn ứng viên cần dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau. Đảm bảo sự công bằng và khách quan nhất.
Mọi quyết định của nhà tuyển dụng cần dựa trên quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp
Xem trọng bằng cấp
Với một số ngành nghề bằng cấp rất quan trọng để khẳng định trình độ chuyên môn của họ như giáo viên, bác sĩ,…Tuy nhiên có những ngành nghề bằng cấp không đánh giá được ứng viên đó có phù hợp với công việc hay không. Quan trọng là kinh nghiệm và kỹ năng mềm của họ. Ví dụ nghề Seo, thiết kế đồ họa thì kinh nghiệm và kỹ năng là quan trọng nhất,… Vì thế tùy từng công việc cụ thể, nhà tuyển dụng không nên quá xem trọng bằng cấp.
Hứa hẹn
Nhiều nhà tuyển dụng vì cố giành ứng viên về cho công ty của mình nên đã đưa ra những lời hứa về mức lương, chế độ đãi ngộ hấp dẫn. Tuy nhiên thực tế lại không được như vậy. Điều đó vô tình làm mất uy tín của công ty. Vì thế khi tuyển dụng, bạn đừng đưa ra những lời hứa mà bản thân mình không thể thực hiện được.
Trao đổi lan man lạc đề
Bạn đã biết phỏng vấn là gì chưa? Đó là cuộc trao đổi giữa 2 bên về mục đích, yêu cầu của công việc. Do đó hãy tập trung câu hỏi xoay quanh vấn đề này. Đừng lãng phí thời gian vào những chủ đề không trọng tâm. Chẳng hạn như hỏi ứng viên về gia đình, hôn nhân, về tình hình thời sự, thời tiết,… Thay vào đó, bạn nên đi sâu vào những câu hỏi nhà tuyển dụng hay hỏi. Điều đó sẽ giúp bạn tìm hiểu được nhiều hơn về ứng viên.
Tác phong vụng về
Tác phong vụng về, chậm chạp, không đúng giờ khiến cho bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp trong mắt ứng viên. Do đó hãy cải thiện ngay tác phong của mình nếu bạn không muốn thất bại trong nghề tuyển dụng nhân sự.
Trên đây là những thông tin bổ ích cho các nhà tuyển dụng. Nếu bạn muốn trở thành một chuyên viên tuyển dụng nhân sự xuất sắc thì cần học hỏi không ngừng. Đặc biệt cần rèn luyện kỹ năng phỏng vấn của nhà tuyển dụng. Điều đó sẽ giúp bạn bay cao bay xa hơn trong lĩnh vực đầy thú vị này.