Ngày nay nhượng quyền thương mại được áp dụng trong rất nhiều ngành nghề từ các lĩnh vực kinh doanh ăn uống, cho đến các mô hình bán lẻ. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những thương hiệu nhượng quyền siêu lợi nhuận hiện nay:
Contents
- 1 1. Mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu là gì?
- 2 2. Những thuận lợi của người nhận quyền thương hiệu?
- 3 3. Top 30 thương hiệu nhượng quyền siêu lợi nhuận
- 3.1 3.1. House Of Cha:
- 3.2 3.2. Gong Cha:
- 3.3 3.3. Hot And Cold
- 3.4 3.4. Ding Tea
- 3.5 3.5. Tocotoco
- 3.6 3.6. Trà Tiên Hưởng:
- 3.7 3.7. R&B:
- 3.8 3.8. Royaltea:
- 3.9 3.9. Goky:
- 3.10 3.10 Bumba:
- 3.11 3.11. Koi Thé:
- 3.12 3.12. Koicha:
- 3.13 3.13. BoBaPoP
- 3.14 3.14. High Tea:
- 3.15 3.15. Azteen:
- 3.16 3.16. Hoa Hướng Dương
- 3.17 3.17. The Alley
- 3.18 3.18. Heekcaa Việt Nam
- 3.19 3.20. Mr Goodtea
- 3.20 3.21. Highlands coffee
- 3.21 3.22. Milano Coffee
- 3.22 3.23. Tiger suger
- 3.23 3.24. Bông Food And Drink
- 3.24 3.25. Trung Nguyên E-Coffee
- 3.25 3.26. Viva Star Coffee
- 3.26 3.27. Trà sữa Xing fu tang nhượng quyền
- 3.27 3.28. Cafe Ông bầu
- 3.28 3.29. High5 coffee
- 3.29 3.30. Trà sữa Chago
- 4 4. Những điều người mua nhượng quyền cần chú ý
1. Mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu là gì?
Nhượng quyền thương hiệu là một hình thức kinh doanh của các cá nhân tổ chức sử dụng thương hiệu hoặc tên của một sản phẩm dịch vụ đã có chỗ đứng trên thị trường trong một khoảng thời gian nhất định. Bên nhận quyền sẽ có những ràng buộc về tài chính đối với bên nhượng quyền như phần trăm lợi nhuận, phí nhượng quyền và các ràng buộc trong quy trình kinh doanh…
Có hai kiểu nhượng quyền thương hiệu là nhượng quyền theo tên thương hiệu nhưng không phụ thuộc vào quy trình kinh doanh và nhượng quyền toàn bộ từ quy trình kinh doanh đến tên thương hiệu cách bày trí không gian.
Mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu
2. Những thuận lợi của người nhận quyền thương hiệu?
Những thuận lợi mà nhượng quyền thương hiệu mang lại cho người nhận quyền như sau:
– Giảm bớt gánh nặng và rủi ro thâm nhập thị trường: Khi vừa mới bắt đầu, các nhà kinh doanh sẽ gặp khó khăn trong định vị thương hiệu sao cho đúng đắn và hợp lý nhất. Lúc này, doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu là một lựa chọn khá hay để giảm các chi phí về thời gian và chi phí cho việc xây dựng hình ảnh thương hiệu.
– Được đào tạo quy trình kinh doanh: Người nhận quyền sẽ được bên nhượng quyền đào tạo toàn bộ quy trình kinh doanh từ quy trình pha chế đến quy tình phục vụ, phong cách phục vụ, quy trình quản lý nhân sự và những điều cần biết về thương hiệu.
– Chất lượng luôn được đảm bảo: dưới những quy tình kinh doanh khắt khe và bên nhận quyền sẽ chịu sự giám sát từ quy trình pha chế cho đến nhập nguyên vật liệu nên chất lượng sẽ luôn được đảm bảo.
3. Top 30 thương hiệu nhượng quyền siêu lợi nhuận
3.1. House Of Cha:
House Of Cha là thương hiệu trà sữa Đài Loan có hơn 32 cửa hàng trải dài khắp các tỉnh thành trên cả nước. Với menu đồ uống vô cùng phong phú, thơm ngon và đa dạng, mức giá ở tầm trung bình (25.000 đến 45.000), House of cha đang là thương hiệu được săn đón hiện nay.
Thời gian nhượng quyền: 3 Năm ( sau 3 năm được ký gia hạn miễn phí)
Thời gian thu hồi vốn: từ 6 đến 12 tháng tùy thuộc vào quy mô thị trường và vị trí mặt bằng,tổng mức đầu tư.
Chi phí nhượng quyền (từ 80 – 400 triệu)
Bao gồm các chi phí :
1/ Phí nhượng quyền: chỉ từ 80 triệu, thậm chí miễn phí nhượng quyền với mặt bằng đạt yêu cầu
2/ Phí mua nguyên liệu: Không quy định
3/ Phí quản lý và phí doanh thu: tùy khu vực
4/ Phí máy móc: 60-70 triệu đồng
5/ Tổng mức chi phí có thể bỏ ra từ 400 triệu đồng (bao gồm cả phần xây dựng quán)
Với mức phí thấp, thời gian thu hồi vốn nhanh và sự hỗ trợ bài bản chuyên nghiệp từ hãng, đây là một lựa chọn rất khả thi nếu bạn muốn tham gia vào nhượng quyền thương hiệu.
Số điện thoại liên hệ nhượng quyền: 0934-888-587
Link đăng ký: tinyurl.com/nhuongquyenhouseofcha
Website: houseofcha.com.vn
3.2. Gong Cha:
Gong cha được thành lập đầu tiên vào năm 2006 tại Đài Loan. Đến nay chuỗi cửa hàng Gong Cha đã mở rộng trên khắp 19 quốc gia với 1500 cửa hàng và số lượng các cửa hàng vẫn tiếp tục được mở rộng và gia tăng không ngừng nghỉ. Qua nhiều năm nỗ lực hoàn thiện và vươn cao, Gong Cha chiếm được lòng tin với khách hàng từ nhiều địa điểm thương hiệu xuất hiện và trở thành một trong những thương hiệu trà nhượng quyền đáng tin cậy hàng đầu trên thế giới. Gong cha có mặt tại Việt Nam từ năm 2014 với phân khúc trung bình cao (30.000 – 55.000). Chi phí để nhượng quyền thương hiệu trà sữa Gong cha khá cao nên trước khi muốn nhượng quyền thương hiệu này, các nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ càng về quy trình cũng như cách thức vận hành.
Số vốn dao động từ 3- 5 tỷ đồng.
Trong đó:
1/ Phí nhượng quyền: 1 tỷ đồng
2/ Tiền đảm bảo 30% phí nhượng quyền tầm 300 triệu
3/ Chi phí mua nguyên vật liệu (chưa bao gồm chi phí vận chuyển): khoảng 900 triệu đồng
4/ Nguồn vốn dự phòng: 800 triệu đồng
3.3. Hot And Cold
Hot&Cold với hơn 6 năm trong ngành F&B tự hào là thương hiệu duy nhất có 100% quyền sở hữu của người Việt Nam. Hot&Cold được đông đảo khách hàng biết đến với thương hiệu “ Trà sữa tự chọn đầu tiên tại Việt Nam. Đây là một mô hình mới lạ và độc đáo khách hàng có thể tham gia vào quy trình pha chế cho mình một ly trà sữa nhờ vào quyền được lựa chọn topping tùy theo sở thích của từng người mà thương hiệu cung cấp..
Mức giá: Trung bình thấp khoảng từ 17000 – 62000 Đồng/ly
Liên lạc thông qua Email: billyha208@gmail.com
3.4. Ding Tea
Ding Tea đang là một trong các thương hiệu đồ uống dẫn đầu tại Đài Loan. Ding tea đã phủ sóng ở khắp các nước Đông Nam Á và nhận lại được nhiều phản hồi tích cực cũng như sự yêu quý của khách hàng ở khắp các nơi. Ding Tea có vị trà đậm đà và lượng sữa vừa phải và không quá béo. Mức giá trung bình cao (25.000 – 49.000) so với mặt bằng chung.
Chi phí nhượng quyền:
1/ Phí nhượng quyền: 20.000 USD ( Không có thời hạn)
2/ Phí quản lý thương hiệu: 100 USD/ 1 tháng
3/ Phí nhập nguyên vật liệu chính từ Ding tea: khoảng 20.000 USD – 30.000 USD/ 3 Tháng.
4/ Chi phí mua máy móc thiết bị: khoảng 100 – 200 triệu
5/ Chi phí đầu tư cho mặt bằng, sửa chữa: 450- 1 tỷ đồng
6/ Chi phí nhân công 1 năm: 200 đến 500 triệu tùy theo quy mô cửa hàng.
Tổng nguồn vốn cần chuẩn bị từ 1.3- 2 tỷ đồng.
3.5. Tocotoco
Tocotoco là thương hiệu trà sữa nhượng quyền hàng đầu Việt Nam, với gần 200 cửa hàng trải dài ở các tỉnh trong toàn quốc.
Có 3 gói nhượng quyền đối với trà sữa Tocotoco:
– Gói thịnh vượng với chi phí từ 800 – 1,5 tỷ đồng
– Gói linh hoạt chi phí từ 500- 800 triệu đồng
– Gói khởi nghiệp chi phí 500 triệu đồng
Chi phí dự kiến: Khoảng 160 – 300 triệu đồng/3 năm tùy vào vị trí nhượng quyền theo quy tắc chiến lược của thương hiệu.
Cụ thể:
Khu vực tỉnh
– 2.000.000 đồng/3 năm nếu vị trí cửa hàng đặt tại TPHCM, Đà Nẵng, Nha trang, Huế, Hội An, Hải Phòng, Cần Thơ
– 3.000.000/3 năm nếu nhượng quyền tại Hà Nội. Tuy nhiên, TocoToco đang áp dụng việc tạm ngưng mở cửa hàng tại nội thành Hà Nội. Đồng thời mở rộng ra các vùng ven.
– Phí hỗ trợ và giám sát: 30.000.000đồng/ một năm.
– Chi phí nguyên vật liệu: Lần đầu tiên rời vào khoảng tầm 195.000.000 đồng (chưa gồm thuế). Chu phí các đơn hàng tiếp theo tùy vào tình hình kinh doanh của chi nhánh.
– Chi phí máy móc, thiết bị : 130.000.000 đồng ( bắt buộc mua của công ty)
3.6. Trà Tiên Hưởng:
Trà Tiên Hưởng là thương hiệu trà đầu tiên từ Đài Loan du nhập vào Việt Nam. Trà Tiên Hưởng sở hữu khoảng 50 cửa hàng trên khắp cả nước và nhiều nhất ở Thành Phố Hồ Chí Minh.
Mức giá trung bình từ 23.000 – 55.000
3.7. R&B:
R &B là một thương hiệu trà sữa Đài Loan nổi tiếng và được nhiều khách hàng ưa chuộng. Hai người đồng sáng lập ra R &B tea vào năm 2006 là Rex và Bruce. R & B có mặt ở rất nhiều quốc gia Châu Á, với hơn 500 cửa hàng. Bên cạnh quy mô rộng lớn, họ còn có được đội ngũ nhân sự có hơn 30 năm kinh nghiệm am hiểu về trà cùng với quy trình đào tạo nhượng quyền đạt đến độ chuẩn đảm bảo chất lượng hương vị trà tại mỗi chi nhánh gần giống nhau.
Mức giá trung bình: 34.000 – 68.000 đồng/ly
3.8. Royaltea:
Royaltea là một loại trà Hoàng gia xuất xứ từ Đài Loan, mang teo nhiều hương vị đậm chất Đài Loan du nhập vào Việt Nam qua con đường nhượng quyền thương hiệu. Royaltea nỗ lực phát triển mạnh ở các tỉnh thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Và Vũng Tàu..
Giá trung bình : từ 43.000 – 55.000 đồng/li (Phân khúc cao cấp)
3.9. Goky:
Goky là một thương hiệu trà sữa đến từ Nhật Bản và mang nhiều hương vị khác biệt. Hiện nay tại thị trường Việt Nam Có rất nhiều thương hiệu trà sữa đến từ Đài Loan. Goky du nhập vào giống như một làn gió mới cho thị trường trà sữa trong nước. Điều kiện để nhượng quyền Goky là mặt bằng có chiều ngang tối thiểu 5m.
Mức giá từ 32.000 – 46.000 đồng/ly
3.10 Bumba:
Bumba là thương hiệu trà sữa của Việt Nam, với nguồn nguyên liệu được nhập khẩu từ Đài Loan và Singapore. Khởi đầu của Bumba là một mô hình trà sữa take way. Đến nay, bằng hình thức nhượng quyền thương hiệu đã sở hữu cho mình 33 cửa hàng trên toàn quốc chủ yếu tập trung ở 3 thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và 11 cửa hàng ở các tỉnh thành như Quảng Ninh, Bình Dương, Vũng Tàu. Mức giá trung bình từ 13000 – 28000 đồng/ một ly
Có 3 hình thức đầu tư khi nhượng quyền tại Bumba bao gồm:
– Cửa hàng, chi phí đầu từ tầm 500- 700 triệu, diện tích yêu cầu từ 40 -100 m2
– Mua mang về (take away), chi phí tầm 350 – 400 triệu, diện tích yêu cầu 10-15 m2
– Trung tâm thương mại, chi phí tầm 400- 700 triệu, diện tích 10 -100 m2
3.11. Koi Thé:
KOI café được thành lập vào năm 2006, Koi Thé hiện có mặt ở những nước: Singapore, Taiwan, Xiamen, Macau, Indonesia, Cambodia, Japan, Vietnam, Hong Kong, Thailand, Myanmar, Malaysia, USA. Điểm nổi bật của các cửa hàng nhượng quyền Koi thé là các cửa hàng đều giống như đúc cửa hàng đầu tiên, từ bày trí không gian, đến hương vị đồ uống và thái độ phục vụ của nhân viên.
Giá trung bình: từ 30.000 đồng – 65.000 đồng (Trung bình cao)
3.12. Koicha:
Koicha là một thương hiệu đến từ Nhật Bản, mang đậm bản sắc văn hóa Nhật, từ hương vị, cách bày trí cho đến phong cách phục vụ.
Giá bán: 25.000 đồng – 60.000 đồng (Trung bình cao)
NHỮNG ĐIỀU ĐỐI TÁC NHƯỢNG QUYỀN CẦN CÓ:
– Kinh nghiệm quản lý kinh doanh, kinh nghiệm quản lý về dịch vụ ăn uống là một lợi thế
– Đưa ra các bằng chứng của ngân hàng về số tiền bạn có, cùng các tài sản có giá trị tương đương chứng minh khả năng tài chính có thể đáp ứng được toàn bộ quy trình mở, duy trì và phát triển cửa hàng.
– Người nhận quyền bắt buộc phải tập trung đầu tư toàn bộ thời gian và sức lực của mình vào hoạt động kinh doanh r=tại cửa hàng. Đặc biệt là đảm bảo chất lượng sản phẩm.
– Tuân thủ mọi nguyên tắc được đặt ra của hệ thống nhượng quyền.
KOICHA áp dụng nhượng quyền tại hầu hết các tỉnh thành tại Việt Nam, ngoại trừ TP. Hồ Chí Minh.
– Phí nhượng quyền: 1 tỷ / 1 tiệm / 5 năm ( Tại Việt Nam)
– Phí bảo đảm: 30% giá trị nhượng quyền (300.000.000 đồng)
– Diện tích mặt bằng yêu cầu: từ 70m2 trở lên.
– Chi phí nguyên vật liệu: Tầm 900.000.000 (chưa bao gồm phí vận chuyển).
– Chi phí cho việc thiết lập một cửa hàng tầm 1 tỷ đồng.
3.13. BoBaPoP
Vào năm 2003, cửa hàng BoBaPoP đầu tiên được khai trương tại Việt Nam dưới hình thức take way. Đến nay hệ thống đã có hơn 150 chi nhánh. Với máy móc và nguyên liệu được nhập khẩu hoàn toàn tại nước ngoài, BoBaPoP là thương hiệu trà sữa đảm bảo 100% đồ uống được thực hiện tại chỗ và không pha chế trước đảm bảo hương vị tươi ngon. BoBaPoP hiện không nhận nhượng quyền tại Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh.
Giá bán: 20.000 – 45.000 đồng (Trung bình)
3.14. High Tea:
High tea là một thương hiệu trà chiều không mấy nổi tiếng. Tuy nhiên họ cũng đang dần hoàn thiện và phát triển hơn về thương hiệu theo định hướng nhượng quyền.
3.15. Azteen:
Azteen là một mô hình kinh doanh nhượng quyền đồ ăn vặt dành cho giới trẻ đi đầu về chất lượng an toàn thực phẩm và chất lượng. Là thương hiệu nhượng quyền vốn siêu nhẹ trong đó:
Phí nhượng quyền: 30 triệu/ tháng
Phí quản lý tháng: 1 triệu/ tháng/ 1 cửa hàng
Phí đào tạo: 10 triệu/ bếp
Tổng phí đầu tư: chỉ từ 250 triệu/ cửa hàng
Lợi nhuận từ 50 triệu/ 1 tháng/ 1 cửa hàng
Liên hệ 0799.888.222 để được tư vấn nhượng quyền
3.16. Hoa Hướng Dương
Trà sữa hoa hướng dương là một thương hiệu luôn sẵn sàng hợp tác cùng với những cá nhân tổ chức, nhà đầu tư có mong muốn hợp tác kinh doanh nhượng quyền thương hiệu. Đồng thời cam kết sẽ hỗ trợ về các chiến lược marketing và chăm sóc khách hàng, giúp tối đa hóa lợi nhuận cho đối tác của mình.
Giá trung bình : từ 20.000 – 35.000 đồng/ly (Phân khúc bình dân)
3.17. The Alley
The Alley – một thương hiệu trà sữa với phong cách lãng mạn xen lẫn sang trọng và hiện đại làm mưa làm gió tại thị trường Việt Nam. The Alley có hơn 50 cửa hàng tại nước ta, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh có 25 cửa hàng, thủ đô Hà Nội hơn 20 cửa hàng. Các cửa hàng còn lại nằm rải rác ở các tỉnh như Bà Rịa – Vũng Tàu, Cần Thơ, Đồng Nai, Huế, Đà Nẵng, Nghệ An và Thái Nguyên, Bình Dương, Khánh Hòa.
Tổng chi phí đầu tư ước tính là 1,2 tỷ đồng ( đã bao gồm phí nhượng quyền 3 năm). Trong đó:
– Chi phí mặt bằng 40 -50 triệu/ tháng
– Chi phí nhân công 30 – 50 triệu/ tháng
– Giá nguyên vật liệu bằng 20% giá bán
Tổng chi phí tầm 150 triệu 1 tháng nếu bán được 100 ly mỗi ngày.
3.18. Heekcaa Việt Nam
Heekcaa là một hiện tượng về đồ uống tại Đài Loan. Với món Trà sữa kem cheese đặc biệt cùng hương vị thơm ngon, thương hiệu này đã làm mưa làm gió tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, thương hiệu còn dẫn đầu về dòng trà hoa quả tươi mát.
Hiện nay Heekcaa đã xuất hiện tầm 10 cửa hàng trên toàn quốc. Mức giá các loại nước uống dao động từ 43-53.000 đ cho một ly.
Thông tin nhượng quyền liên hệ:
Email: heekcaavietnam@gmail.com
Hotline: 0941.863.886
3.20. Mr Goodtea
Mr goodtea là một thương hiệu trà sữa nhượng quyền đến từ Hồng Kông có mặt tại thị trường Việt Nam hơn 3 năm với hơn 120 cửa hàng trải dài từ Bắc vào Nam. Mức giá bình dân từ 25.000-35.000 đồng.
3.21. Highlands coffee
Highlands là một cái tên không còn xa lạ đối với giới trẻ, dân văn phòng tại Việt Nam. Highlands có mặt ở khắp các ngã tư trục đường lớn, các trung tâm thương mại tòa nhà lớn tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Những năm gần đây còn mở rộng sang nhiều tỉnh thành trong khắp cả nước.
Chi phí đầu tư ban đầu trong nhượng quyền Highlands từ 3 tỷ đến 5 tỷ đồng trong đó:
– 7% trên doanh số (kéo dài trong vòng 5 năm)/1 tháng
– Phí quản lý hàng tháng: 5% trên doanh số (kéo dài trong vòng 5 năm)/1 tháng
Diện tích tối thiểu 150 – 250 m².
3.22. Milano Coffee
Milano Coffee được thành lập vào năm 2011, hiện nay đã có 1400 chi nhánh có mặt tại 52 tỉnh thành trong cả nước.
Thông tin chi tiết: https://milanocoffee.com.vn/thong-tin-nhuong-quyen-cafe
3.23. Tiger suger
Tiger sugar xuất hiện vào tháng 8/2018, là ông tổ khai sinh ra loại thức uống có tên gọi là Đường nâu trân châu sữa tươi thu hút sự hưởng ứng đông đảo của giới trẻ.
Tiger Sugar Delivery đã trở thành một trong những thương hiệu đồ uống được ưa thích hàng đầu Việt Nam, đặc biệt là là bộ phận giới trẻ đầy năng động, sáng tạo và nhiệt huyết. Tiger Sugar Delivery đang nỗ lực phát triển và mở rộng quy mô tiến lên vị trí số 1 được giới trẻ ưa thích tại nước ta.
Mặt tiền tối ưu từ 4 – 10m. Tầng một hợp lý nhất từ 40 – 150m2.
3.24. Bông Food And Drink
Bông Food And Drink là một thương hiệu trà sữa bình dân, nổi tiếng tại Đà Nẵng, là một thương hiệu trà sữa nhượng quyền được biết đến với phong cách phục vụ thân thiện, chất lượng đồ uống phù hợp với hầu hết khách hàng, giá thành lại phải chăng.
Ngoài nổi tiếng với các loại trà, trà sữa thì ở đây còn có tiếng về các loại thức uống nổi tiếng được pha chế từ các loại trà Nestea hấp dẫn khách hàng. Hiện tại Bông vẫn chưa có chính sách bán thương hiệu ra ngoài thành phố Đà Nẵng, nhưng họ đang nỗ lực để mở rộng nhượng quyền thương hiệu.
3.25. Trung Nguyên E-Coffee
Chuỗi cửa hàng bán lẻ cà phê thuộc Tập đoàn Trung Nguyên Legend – tinh lọc của 3 nên văn minh về cà phê Ottoman – Roman – Thiền được ra mắt từ tháng 8/2019.
Mô hình Nhượng Quyền 0 Đồng ra đời vào ngày 10/08/2019, Trung Nguyên E-Coffee chính thức khai trương và đi vào hoạt động gần 600 cửa hàng và hơn 1000 hợp đồng được ký mới trên khắp các tỉnh thành Việt Nam.
Chi phí nhượng quyền từ 175 triệu đồng.
3.26. Viva Star Coffee
Thương hiệu Viva Star Coffee mô hình nhượng quyền được ra đời vào năm 2013. Tính đến nay đã có hơn 180 cửa hàng mang thương hiệu Viva Star Coffee đi vào hoạt động.
Phí nhượng quyền: 286.000.000 (+VAT) VND/ 5 năm
Ước tính chi phí ban đầu để đi vào hoạt động khoảng 1,1 tỷ đồng.
3.27. Trà sữa Xing fu tang nhượng quyền
Xing Fu Tang lần đầu tiên được mở tại Đài Loan vào tháng 1 năm 2018 và nhanh chóng phủ sóng trên toàn thế giới. Có hơn 60 cửa hàng nhượng quyền tại Đài Loan và mở rộng 30 cửa hàng trên toàn thế giới tại các quốc gia như Canada, Nhật Bản, Thái Lan và Singapore và cả Việt Nam.
Link Fanpage chính thức tại Việt Nam: https://www.facebook.com/XingFuTangVietnam.Vn/
3.28. Cafe Ông bầu
Công ty Cổ phần Cà phê Ông Bầu ra đời ngày 25/11/2019. Vào đầu năm 2020 hàng loạt cửa hàng mang tên Ông bầu coffee đã được khai trương. Hiện tại đã có hơn 150 cửa hàng cafe Ông Bầu trên toàn quốc. Cafe Ông Bầu áp dụng chính sách nhượng quyền với giá nhượng quyền 0 đồng trong năm đầu. Ba hình thức nhượng quyền hiện tại gồm: xe lưu động (cafe mang đi), quán cà phê bình dân và quán cà phê cao cấp dành cho giới trẻ.
Giá nhượng quyền từ 60 triệu đồng.
3.29. High5 coffee
High5 coffee là chuỗi cà phê của người Đà Nẵng, quán cà phê này thể hiện văn hóa uống cà phê đặc trưng của người địa phương. Mức giá đồ uống tại đây khá thấp. Các thức uống rơi vào tầm 25.000 VNĐ đến 35.000 VND. Hiện đang sở hữu 4 cửa hàng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và dự kiến sẽ mở rộng ra trong tương lai.
3.30. Trà sữa Chago
Lại là một thương hiệu trà sữa nổi tiếng có nguồn gốc từ Đài Loan. Thương hiệu này mang lại cảm giác mới mẻ khi thưởng thức một ly trà sữa, mang hương vị trà tự nhiên và béo ngậy từ sữa và trân châu.
Đặc biệt hơn nữa Trà sữa Chago là thương hiệu đầu tiên đưa Trà sữa sợi QQ vào thị trường trà sữa Việt Nam và tạo nên cơn sốt và được giới trẻ Hà Nội cũng như một số tỉnh thành phố phía bắc như: Thanh Hóa, Việt Trì – Phú Thọ, Vĩnh Yên, Vinh – Nghệ An yêu thích.
4. Những điều người mua nhượng quyền cần chú ý
Cần nắm rõ thông tin về bên nhượng quyền như tình hình kinh doanh qua các năm, quy mô thương hiệu, sức ảnh hưởng của thương hiệu, các loại hình nhượng quyền và chi phí nhượng quyền.
Nắm vững thông tin về thị trường mục tiêu mà người mua đang hướng tới, cần xem xét về mức độ phù hợp giữa thương hiệu nhượng quyền và thị trường mục tiêu.
Nghiên cứu và xem xét kỹ các điều khoản trong hợp đồng nhượng quyền để tránh những việc khó lường trước ảnh hưởng tới quyền lợi của bên nhận quyền.
Trên đây là top 30 thương hiệu nhượng quyền siêu lợi nhuận hiện nay và những lưu ý khi nhận quyền của người kinh doanh. Chúc bạn thành công!