Các câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng giúp tìm ra những ứng viên sáng giá nhất. Chuẩn bị câu hỏi thật kỹ giúp nhà tuyển dụng làm chủ buổi phỏng vấn và phát hiện ra những nhân tố đặc biệt.
Hướng dẫn chi tiết các bước xây dựng kế hoạch kinh doanh
Nỗi khổ mấy ai thấu của những người quản lý?
Chiến lược marketing 10 bước cho quán cafe luôn đông khách
Phỏng vấn ứng viên là kỹ năng cực kỳ quan trọng của người làm công tác tuyển dụng. Vậy làm sao để nhà tuyển dụng làm chủ được cuộc phỏng vấn? Làm sao để tìm ra được những ứng viên xuất sắc nhất? Chuẩn bị kỹ các câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng chính là bí quyết giúp buổi phỏng vấn thành công.
Contents
- 1 Vì sao cần có bộ câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng?
- 2 Những vấn đề cần làm sáng tỏ trong buổi phỏng vấn
- 3 Những lỗi không nên có trong quy trình phỏng vấn ứng viên
- 4 Top các câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng giúp mang về những ứng viên tài năng nhất
- 5 Cách ứng xử thông minh của nhà tuyển dụng với các loại ứng viên khác nhau
- 6 Những điều cần làm để liên tục nâng cao kỹ năng phỏng vấn
Vì sao cần có bộ câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng?
Buổi phỏng vấn chính là cơ hội để nhà tuyển dụng chọn được ứng viên ưu tú trong hàng trăm người. Vậy làm sao để biết ứng viên nào xứng đáng và phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. Các câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng chính là công cụ tuyệt vời để bạn tìm hiểu thông tin cần thiết về ứng viên.
Thông qua các câu hỏi khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ nắm bắt được mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên là gì, ứng viên có trình độ chuyên môn như thế nào, có kỹ năng giao tiếp ra sao, kinh nghiệm bao nhiêu năm, tư duy logic có tốt không, đã từng làm việc ở đâu, sở thích là gì,…
Từ những thông tin này, nhà tuyển dụng sẽ phần nào đánh giá được ứng viên là người như thế nào, có phù hợp với vị trí đang tuyển dụng hay không. Nhờ đó có quyết định chính xác cho kết quả tuyển dụng.
Các câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng giúp tìm ra những ứng viên phù hợp
Những vấn đề cần làm sáng tỏ trong buổi phỏng vấn
Kỹ năng tuyển dụng hiệu quả chính là chuẩn bị quy trình phỏng vấn thật tốt. Thông qua một số câu hỏi phỏng vấn, nhà tuyển dụng cần làm rõ những vấn đề sau:
- Điểm mạnh và điểm yếu của ứng viên: Điều này giúp xác định ứng viên có phù hợp với yêu cầu công việc không. Đây là kỹ năng phỏng vấn quan trọng của nhà tuyển dụng.
- Ứng viên làm việc tốt nhất khi nào: Làm việc nhóm hay làm việc cá nhân thì hiệu quả hơn.
- Mong muốn của ứng viên đối với công việc mới: Phỏng vấn tuyển dụng cần làm rõ ứng viên mong muốn gì khi ứng tuyển vào công việc mới. Kinh nghiệm phỏng vấn là hãy đặt ra những câu hỏi mở. Bạn sẽ biết được điều ứng viên muốn.
- Thông tin về lương bổng: Cần tìm hiểu mức lương và chế độ đãi ngộ mà công ty hiện tại đang trả cho ứng viên.
- Tìm hiểu ứng viên có đang phỏng vấn ở đâu nữa không: Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng này giúp bạn có được những ứng viên sáng giá.
- Ứng viên có phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp bạn hay không: Một trong những kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng là bạn phải làm rõ ứng viên đó có những phẩm chất phù hợp với môi trường công ty của bạn hay không. Bởi lẽ phù hợp thì anh ta mới làm việc hiệu quả.
- Ứng viên có thể làm tốt công việc hay không: Với các ky nang phong van ở trên chưa thể kết luận ứng viên nào là người hoàn hảo cho vị trí ứng tuyển. Tuy nhiên bằng kinh nghiệm phỏng vấn nhiều người bạn sẽ đoán được ứng viên có thể đảm trách tốt công việc mới hay không.
Cần tìm hiểu đầy đủ các thông tin về ứng viên trong quá trình phỏng vấn
Những lỗi không nên có trong quy trình phỏng vấn ứng viên
Bên đặt câu hỏi để tìm hiểu về ứng viên thì cách phỏng vấn hiệu quả là cần tránh những lỗi sau:
Nghiên cứu hồ sơ ứng viên một cách qua loa
Điều quan trọng trước mỗi buổi phỏng vấn là nhà tuyển dụng phải đọc hồ sơ của ứng viên. Bạn cần phải kiểm tra tính trung thực của những thông tin ghi trong hồ sơ. Bởi lẽ không phải thông tin nào ứng viên liệt kê ra cũng là sự thật. Tuy nhiên một số nhà tuyển dụng lại rất lơ là trong việc này khiến cho cuộc phỏng vấn không đạt hiệu quả như mong muốn.
Vì thế một trong những kỹ năng phỏng vấn hiệu quả là bạn dành thời gian đọc hồ sơ và tìm hiểu về ứng viên trước buổi phỏng vấn. Như vậy bạn sẽ biết cần phải đặt câu hỏi như thế nào cho ứng viên khi phỏng vấn.
Nói quá nhiều
Nói quá nhiều, nhất là nói về bản thân mình khiến nhà tuyển dụng mất đi cơ hội tìm hiểu về ứng viên. Hậu quả là sau buổi phỏng vấn, bạn không thu nhận được gì.
Do đó, cách phỏng vấn tốt nhất là bạn cần kiểm soát bản thân mình, soạn sẵn bộ câu hỏi cho nhà tuyển dụng để khai thác thông tin về ứng viên.
Khiêu khích hoặc hù dọa ứng viên
Nhà tuyển dụng không nên đưa ra những lời khiêu khích hay hù dọa, kiểu như: Công việc này đòi hỏi trình độ cao lắm, bạn có đáp ứng được không? Bạn ứng tuyển vào đây chỉ vì tiền phải không?…Điều này dễ khiến ứng viên cảm thấy bị xúc phạm. Vì thế nhà tuyển dụng cần thực sự khéo léo khi đưa ra mỗi câu hỏi hoặc đánh giá với ứng viên.
Quá xem trọng bằng cấp
Quá nhiều bằng cấp cho thấy ứng viên đó ít kinh nghiệm thực tế. Bởi lẽ họ mất nhiều thời gian cho việc học. Tuy nhiên trong một số lĩnh vực thì bằng cấp, chứng chỉ chứng tỏ ứng viên đủ trình độ chuyên môn. Họ có thể đáp ứng yêu cầu công việc.
Kinh nghiệm khi tuyển dụng là bạn nên tìm hiểu thành tích cá nhân và những kinh nghiệm của ứng viên bên cạnh bằng cấp của họ.
Ngoài bằng cấp cần xem xét nhiều yếu tố khác khi tuyển dụng ứng viên
Ngoài những lỗi trên, trong quá trình phỏng vấn nhà tuyển dụng nên tránh các điều sau:
- Tuyển dụng theo hấp tấp vội vàng
- Đưa ra nhiều lời hứa suông cho ứng viên
- Phỏng vấn một cách thiếu chuyên nghiệp
- Không chuẩn bị kỹ các câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng
- Lập bảng mô tả công việc không chi tiết.
Vì thế để buổi phỏng vấn diễn ra suôn sẻ và hiệu quả, nhà tuyển dụng cần rèn kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng. Đồng thời chuẩn bị thật kỹ trước mỗi buổi phỏng vấn.
Top các câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng giúp mang về những ứng viên tài năng nhất
Các câu hỏi phỏng vấn hay và khó giúp nhà tuyển dụng khai thác được rất nhiều thông tin về ứng viên. Tùy thuộc vào yêu cầu công việc, nhà tuyển dụng có thể chuẩn bị những nhóm câu hỏi sau đây:
Nhóm câu hỏi phỏng vấn đánh giá khả năng phản ứng
Những câu hỏi này đòi hỏi ứng viên phải phản ứng nhanh nhạy và khéo léo. Nhờ đó bạn vừa tìm hiểu được nhiều thông tin về ứng viên, vừa thử thách họ. Bạn có thể tham khảo những câu hỏi phỏng vấn hay nhất như:
- Bạn có thể làm gì cho công ty chúng tôi?
- Bạn mong muốn gì ở công ty?
- Vì sao bạn chọn công ty chúng tôi?
- Khả năng chịu áp lực của bạn như thế nào?
Những câu hỏi phỏng vấn bẫy ứng viên
Những câu hỏi bẫy ứng viên giúp nhà tuyển dụng khai thác được những thông tin ứng viên cố tình che dấu. Thông qua những câu hỏi hiểm hóc này, ứng viên sẽ bộc lộ được khả năng và tố chất của họ. Vì thế nhà tuyển dụng sẽ tìm được những ứng viên tiềm năng. Một số câu hỏi phỏng vấn để bẫy ứng viên như:
- Tại sao bạn có vẻ lo lắng vậy?
- Tại sao bạn lại rơi vào tình trạng thất nghiệp?
- Những sai lầm đã qua của bạn là gì?
- Bạn thích kiểu lãnh đạo và đồng nghiệp như thế nào?
Các câu hỏi cho nhà tuyển dụng cần được chuẩn bị kỹ càng khi phỏng vấn
Các câu hỏi khi phỏng vấn việc làm cũ
Những câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng hiểu được năng lực làm việc của ứng viên trong công ty cũ. Nguyên nhân khiến họ nghỉ việc. Họ đã làm ở vị trí nào và có kinh nghiệm như thế nào. Đồng thời dự đoán được ứng viên có thích hợp với vị trí công việc mới hay không. Những câu hỏi phỏng vấn hay nhất thường là:
- Mức lương, thưởng ở công ty cũ là bao nhiêu?
- Công việc chính bạn đã làm là gì và trong bao lâu?
- Bạn có yêu thích công việc đó hay không?
- Vì sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?
Trên đây là những câu hỏi hay và khó nhà tuyển dụng có thể áp dụng để lựa chọn ra những ứng viên xuất sắc nhất cho công ty của mình.
Cách ứng xử thông minh của nhà tuyển dụng với các loại ứng viên khác nhau
Tuyển dụng là công việc thú vị với nhiều cung bậc cảm xúc. Tuy nhiên cũng không loại trừ trường hợp nhà tuyển dụng gặp phải những ứng viên thiếu chuyên nghiệp. Lúc này bạn cần có cách ứng xử thật thông minh với mỗi loại ứng viên.
Ứng viên “ảo tưởng”
Những ứng viên này luôn tin rằng kỹ năng của họ rất tốt. Họ có thể đảm nhận được vị trí cao hơn. Thậm chí họ còn đòi hỏi mức lương ngoài sức tưởng tượng. Nhưng thực tế, kỹ năng của ứng viên này không thể đáp ứng được yêu cầu.
Với ứng viên “ảo tưởng” không nên thẳng thừng từ chối mà hãy yêu cầu họ đưa ra những bằng chứng cho thấy họ đủ xứng đáng với vị trí đó. Nếu không đủ khả năng thực sự, chắc chắn ứng viên không thể đưa ra bằng chứng. Và họ sẽ tự nhận ra thiếu sót của mình.
Cần có cách ứng xử thông minh với những ứng viên ảo tưởng về mình
Ứng viên không nhiệt tình
Kiểu ứng viên này không mặn mà, hứng thú với việc ứng tuyển. Vì thế họ thường tỏ ra mệt mỏi, không quan tâm đến các câu hỏi phỏng vấn, không chuẩn bị hồ sơ, đến phỏng vấn không đúng giờ,…
Trong trường hợp này, nếu thiếu sót là do nhà tuyển dụng không thông tin đầy đủ và chính xác giờ phỏng vấn, thì nhà tuyển dụng cần xin lỗi. Tuy nhiên nếu lỗi là do ứng viên thiếu tâm huyết thì hãy chỉ cho họ thấy cách ứng xử của họ đang tạo ra ấn tượng xấu. Và cũng không nên tuyển chọn một nhân viên có thái độ như vậy. Hãy nghiêm túc loại bỏ ứng viên đó ra khỏi quy trình tuyển dụng.
Ứng viên thiếu sự chuẩn bị kỹ càng
Một số ứng viên không nghiên cứu về công ty phỏng vấn. Thậm chí không hiểu được vị trí công việc mà họ ứng tuyển. Khi trả lời câu hỏi phỏng vấn thì ậm ừ.
Tuy có thể bực bội nhưng nhà tuyển dụng hãy kiên nhẫn một chút. Nếu bạn thấy ứng viên còn trẻ nhưng có tiềm năng lớn, hãy dành thời gian nói chuyện, giảm sự căng thẳng cho họ. Đôi khi với hỗ trợ nhiệt tình của bạn họ lại trở thành những ứng viên thành công. Đây thực sự là cách cư xử thông minh của nhà tuyển dụng.
Cần tìm hiểu rõ về ứng viên trong quá trình phỏng vấn
Ứng viên cư xử thô lỗ
Những ứng viên này có cách cư xử một cách thiếu lịch sự. Họ có thể trả lời cộc lốc hoặc không bận tâm trả lời cuộc gọi. Sự thô lỗ không được đánh giá cao. Tuy nhiên nếu họ là ứng viên sáng giá, bạn nên dành thời gian tìm hiểu vì sao họ lại như vậy.
Có phải nguyên nhân là do bạn không. Nếu là do bạn thì cách cư xử thông minh là lắng nghe họ một cách cẩn thận và xây dựng lại mối quan hệ. Nếu bạn tin chắc rằng, bản tính của họ là thô lỗ thì hãy cắt đứt mối quan hệ. Bởi lẽ chắc chắn họ không thể là một nhân viên, một đồng nghiệp tốt trong công ty.
Những điều cần làm để liên tục nâng cao kỹ năng phỏng vấn
Kỹ năng phỏng vấn là điều rất quan trọng với nhà tuyển dụng. Kinh nghiệm chỉ có được bằng trải nghiệm và quá trình học hỏi không ngừng. Vì thế để nâng cao kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng bạn cần thực hiện những điều sau:
Đọc nhiều sách về kinh nghiệm trả lời phỏng vấn
Sách là kho tàng kiến thức đồ sộ. Những cuốn sách về kinh nghiệm trả lời phỏng vấn sẽ trang bị cho bạn rất nhiều kiến thức cần thiết trong tuyển dụng. Bạn có thể đọc những cuốn sách như:
- Thật đơn giản – phỏng vấn tuyển dụng (Tác giả: Ros Jay)
- Vượt qua thử thách trong phỏng vấn tuyển dụng (của Alpha Books)
- Chuẩn bị tốt cho cuộc phỏng vấn tuyển dụng bằng tiếng Anh (Nhà xuất bản tổng hợp TPHCM)
- Những yếu tố nhà tuyển dụng quan tâm (tác giả: Võ Thị Thu Hiền)
Những cuốn sách này giúp nhà tuyển dụng chuẩn bị đầy đủ những tình huống, những câu hỏi hay và khó khi phỏng vấn. Từ đó luôn chủ động và đưa ra các ứng xử thông minh nhất, tìm được những ứng viên phù hợp nhất.
Hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước
Học hỏi kinh nghiệm từ người khác không bao giờ là thừa. Ngoài sách vở thì những kinh nghiệm từ người đi trước vô cùng quý báu.
Những kinh nghiệm này giúp bạn tránh khỏi vết xe đổ mà những nhà tuyển dụng trước gặp phải. Đồng thời giúp bạn học hỏi thêm được nhiều cách giải quyết tình huống thực tiễn mà sách vở không có. Đây cũng là cách nhanh nhất để bạn tích lũy kinh nghiệm phỏng vấn tuyển dụng.
Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng từ những người đi trước rất có lợi cho bạn
Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
Việc làm này giúp bạn dự đoán được các tình huống có thể xảy ra trong quá trình phỏng vấn. Khi luyện tập trả lời phỏng vấn, bạn sẽ ở vị trí của ứng viên. Bạn sẽ dự đoán được những câu trả lợi của ứng viên. Từ đó có thể xử lý linh hoạt các tình huống xảy ra một cách phù hợp.
Tương tự như học bài, quá trình luyện tập này cũng giúp bạn tránh những vấp váp, sai sót trong quá trình đặt câu hỏi phỏng vấn ứng viên.
Đọc các bài phỏng vấn mẫu
Nếu bạn còn lúng túng trong quá trình phỏng vấn ứng viên thì các bài phỏng vấn mẫu sẽ hỗ trợ rất tốt cho bạn. Thông qua các bài phỏng vấn mẫu bạn học được cách đặt các câu hỏi phỏng vấn hay và khó, cách xử lý tình huống,…Vì thế bạn sẽ vững vàng hơn khi làm việc với ứng viên.
Như vậy để tuyển dụng được những ứng viên xuất sắc cho doanh nghiệp không hề đơn giản. Điều này đòi hỏi nhà tuyển dụng phải có kinh nghiệm phỏng vấn tuyển dụng. Đồng thời phải thường xuyên trau dồi kỹ năng. Và luôn nhớ chuẩn bị kỹ càng các câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng. Như thế buổi phỏng vấn của bạn chắc chắn sẽ thành công.